(HBĐT) - Vùng Phú Cường (Kỳ Sơn - nay thuộc TP Hòa Bình) gồm 3 xã: Hợp Thịnh, Phú Minh (nay là xã Thịnh Minh) và Hợp Thành nằm trên tỉnh lộ 445, bên dòng sông Đà. Những ngày này, về vùng Phú Cường, trong nắng mới, cờ Đảng, cờ Tổ quốc phấp phới bay, băng rôn, khẩu hiệu "Mừng Đảng, mừng Xuân” được treo ở những nơi trang trọng. Tại nhà văn hóa các xã là không khí nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội xuân đầu năm với các trò chơi truyền thống như đu quay, ném còn, bóng chuyền, đẩy gậy…


Người dân vùng Phú Cường hôm nay tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Ảnh: Hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Thương, xóm Nhả, xã Hợp Thành phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. 

Song, đặc sắc và chiếm vị trí quan trọng nhất trong đời sống tâm linh người Mường khi Tết đến xuân về là nghi lễ đánh chiêng. Bí thư Đảng ủy xã Phú Minh Hoàng Công Thực - một người am hiểu tường tận về văn hóa chiêng Mường cho biết: Trước đây, hầu như gia đình nào cũng có trong nhà một bộ chiêng để chơi trong dịp lễ, Tết. Ít nhất có 1 chiếc, nhiều là 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Trong nghi lễ chiêng Mường, quan trọng nhất là lúc đón giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bởi người Mường quan niệm, chiêng là linh khí - công cụ kết nối ông bà, tổ tiên ở Mường trời với con cháu. Khi phường bùa cất lên tiếng pình poong, pình poong… cũng là lúc phường hát sắc bùa với những người có uy tín trong làng đến từng gia đình chúc Tết gia chủ năm mới mạnh khỏe, lúa đầy bồ, đầy nương, trâu đầy chuồng, bản làng yên vui, no ấm.

Ở vùng đất Phú Cường, hàng năm đều tổ chức hội làng vào rằm tháng giêng. Vì vậy, từ khoảng 20 tháng chạp, người dân tập trung dọn dẹp, trang hoàng đường làng, ngõ xóm sạch sẽ. Để chuẩn bị cho lễ hội, tại nhà văn hóa xã, dân làng treo cờ, làm sân bóng chuyền, sân đẩy gậy, bắn nỏ... Đội chiêng của xã tập luyện để biểu diễn trong đêm giao thừa, những ngày Tết, hội làng. Ông Nguyễn Văn Khuyên, xóm Thông, xã Hợp Thịnh cho biết: Hội làng với người Mường có ý nghĩa đặc biệt, mong ước năm mới no đủ, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng hạnh phúc, bình yên. Những ngày hội tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. 

Không chỉ giàu bản sắc văn hóa, vùng Phú Cường còn là mảnh đất lành đối với nhiều nhà đầu tư. Trên đỉnh Viên Nam cao khoảng 1.031 m, có thể phóng tầm mắt nhìn cảnh hồ Hòa Bình huyền ảo, ẩn hiện trong những áng mây trắng bồng bềnh. Vào những ngày ít mây, nhìn về phía Đông Bắc, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Thủ đô Hà Nội. Với diện tích hơn 13.000 ha, núi Viên Nam hội tụ đủ các cảnh quan của một khu rừng nguyên sinh tự nhiên, đặc biệt là khu vực sinh sống của những loài động vật hoang dã, khu vườn cây ăn trái nhiệt đới cùng bộ sưu tập tre, nứa với hơn 50 giống loại khác nhau. "Đây là lý do nhiều nhà đầu tư lớn như Sun Group, Phú An Khang… khảo sát, đề xuất dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch nghỉ dưỡng” - đồng chí Nguyễn An Hà, Trưởng phòng Tài chính - kế hoạch huyện cho biết.

Năm 2020, thực hiện chủ trương sáp nhập, Phú Minh và Hợp Thịnh sẽ hợp nhất thành xã Thịnh Minh, vùng Phú Cường sẽ chỉ còn 2 xã Thịnh Minh và Hợp Thành. Đồng chí Vũ Đức Trí, Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thịnh cho biết: Bằng việc triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, tư tưởng của cán bộ, nhân dân trên địa bàn ổn định, trên 90% cử tri 2 xã đồng tình với chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Năm qua, thu nhập bình quân đầu người của Hợp Thịnh tiếp tục tăng, đạt 48 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8%. Kỳ vọng sau khi hợp nhất và trở thành 1 xã của TP Hòa Bình sẽ mở ra những cơ hội mới để vùng Phú Cường ngày càng phát triển hơn.



 H.Y

Các tin khác


Trao tặng trên 50 nghìn quyển vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào tình nghĩa do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động, thời gian qua, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn phối hợp cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh vận động quyên góp và trao tặng 2.163 suất quà, 3.530 bộ quần áo, trên 50 nghìn quyển vở, 560 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục