Theo quy định của Luật Đường sắt, hiện hàng nghìn đầu máy, toa xe hết niên hạn sẽ không được phép hoạt động. Do đó, ngoài việc xin kéo dài "tuổi thọ” của những phương tiện này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đang xoay sở, tính toán kêu gọi xã hội hóa đầu tư để có lộ trình thực hiện nhằm tiết giảm khoản chi phí khổng lồ.


Hàng nghìn đầu máy, toa xe hết niên hạn vẫn phải hoạt động vì không có ngân sách thay thế.

Đau đầu với hàng nghìn toa xe, đầu máy hết niên hạn

Theo Nghị định 65, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt có hiệu lực từ 1.7.2018, niên hạn đối với đầu máy và toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia không quá 40 năm, toa hàng sử dụng tối đa 45 năm. Nghị định 65 cũng quy định lộ trình các doanh nghiệp vận tải đường sắt có thời hạn 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện quá niên hạn.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, ông Vũ Anh Minh, nếu chỉ đóng mới hoàn toàn để thay thế toa xe hết niên hạn, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải chịu áp lực về vốn và chi phí tài chính. Cứ như vậy, chỉ đầu tư một vài đoàn tàu nữa là doanh nghiệp cũng hết khả năng vay. Báo cáo của VNR cho thấy, số lượng đầu máy dừng vận dụng khai thác tính từ ngày 1.1.2021 đến năm 2026 sẽ là 121 đầu máy (chỉ còn lại 141 đầu máy).

Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, căn cứ quy định về niên hạn phương tiện vận tải đường sắt tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12.5.2018, số lượng toa xe do Công ty quản lý hết niên hạn sử dụng giai đoạn năm 2020-2025 là 1.092 toa xe. Trong đó 986 toa xe hàng và 106 toa xe khách. Để đảm bảo khai thác vận hành, từ nay đến năm 2025 bình quân mỗi năm Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cần phải có khoảng 240 tỉ đồng để đóng mới toa xe, đảm bảo kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường vận tải.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Linh cho biết, về nguồn vốn nội tại, khả năng mỗi năm Công ty chỉ cân đối được khoảng 30 tỉ đồng từ nguồn khấu hao tài sản cố định. Trong khi đó, nguồn vay từ các ngân hàng thương mại đang gặp phải trở ngại về số dư nợ vay các ngân hàng của Công ty quá lớn. Chưa kể, điều kiện cho vay của các ngân hàng là vốn đối ứng của Công ty phải đảm bảo tối thiểu 30% tổng mức đầu tư sẽ là bài toán khó với doanh nghiệp.

Còn đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng cho hay, giai đoạn từ nay đến hết 2023, Cty sẽ phải dừng vận dụng 98 toa xe khách và 347 toa xe hàng. Để đầu tư thay thế các toa xe này, Cty đã đề ra lộ trình đầu tư mới hàng năm trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến cần đầu tư 8 toa xe hành lý, 15 đến 30 toa xe khách và 150 đến 300 toa xe hàng, nghiên cứu đầu tư cải tạo 30 đến 60 toa xe khách.

Theo ông Vũ Anh Minh, niên hạn chỉ là một yếu tố và là thước đo về an toàn, xác định khả năng an toàn phương tiện thiết bị. Nhưng phương tiện còn có nhiều yếu tố khác như thời gian khai thác, hệ số sử dụng, tác động của ảnh hưởng khai thác để dẫn đến đủ điều kiện khai thác hay không? Nếu điều kiện khai thác không đảm bảo dù chưa đến niên hạn vẫn phải bỏ và ngược lại nếu quá niên hạn nhưng chứng minh được vẫn đảm bảo chạy an toàn thì đề xuất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Lấy đâu ra 6.800 tỉ đồng để thay mới?

Để kêu gọi đầu tư toa xe, đầu máy theo hình thức xã hội hóa, ngoài các chính sách ưu đãi có thể sẽ có những sản phẩm đầu máy, toa xe mới nhằm tiết giảm chi phí đầu tư khổng lồ. Hiện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang xây dựng các đề án đầu tư toa xe để mời gọi nhà đầu tư theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó có hình thức Công ty thuê phương tiện vận tải là tài sản của nhà đầu tư.

Cụ thể, nhà đầu tư cho công ty thuê số lượng, chủng loại toa xe đóng mới theo yêu cầu kinh doanh của công ty trong thời hạn từ 10-15 năm. Sau thời hạn thuê, số toa xe đó sẽ thuộc sở hữu của công ty. Cùng chung quan điểm về kêu gọi đầu tư xã hội hóa, đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho rằng, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư toàn bộ, đường sắt sẽ giảm cước cho nhà đầu tư để hoàn vốn, hoặc chia phần trăm (%)... hoặc đường sắt cung cấp toa xe, nhà đầu tư bỏ tiền cải tạo, nâng cấp, kinh doanh khai thác chung… Tuy nhiên, đến nay, ngoài một số đơn vị bỏ tiền cải tạo, nâng cấp toa xe vẫn chưa có nhà đầu tư nào bỏ vốn đầu tư mới.

Báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, theo Nghị định số 65/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.7.2018, các doanh nghiệp vận tải đường sắt có lộ trình 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.

Tính đến ngày 31.12.2022, các Công ty vận tải đường sắt sẽ phải thanh lý khoảng 60 đầu máy, gần 1.000 toa xe hàng và 500 toa xe khách. Tổng Cty ĐSVN và các Công ty vận tải đường sắt sẽ gặp khó khăn lớn khi phải huy động khoảng 6.822,8 tỉ đồng để đầu tư mới bù đắp các phương tiện phải loại bỏ theo quy định mà không được hưởng các ưu đãi về lãi suất vay.

Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép kéo dài thời gian áp dụng niên hạn thêm 3 năm hoặc bổ sung thêm khoản 5, điều 19, Nghị định 65/2018/NĐ-CP về lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt như sau: "Trường hợp phương tiện giao thông đường sắt hết niên hạn sử dụng theo quy định tại điều 18 của Nghị định này, nhưng chất lượng phương tiện còn đảm bảo an toàn và Doanh nghiệp đường sắt có nhu cầu muốn kéo dài thời gian hoạt động. Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở đánh giá đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện tại thời điểm hết niên hạn thì cấp phép sử dụng”.

Ngoài ra, Tổng Cty đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép chuyển các toa xe có thể sử dụng thành các phương tiện toa xe chuyên dùng phục vụ vận chuyển vật tư, thiết bị chuyên chở vật liệu phục vụ thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt; phục vụ an ninh quốc phòng và phục vụ chạy tàu an sinh do phương tiện để chuyên chở hàng hóa đặc biệt, ít vận dụng tránh lãng phí đầu tư mới, doanh nghiệp đủ phương tiện phục vụ nhiệm vụ Nhà nước giao.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục