(HBĐT) - Gia đình Sồng A Cang ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) vốn là hộ hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính. Tham gia mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa” do huyện triển khai, được hỗ trợ 3 con lợn sinh sản giống bản địa, sau gần 2 năm, đời sống gia đình Sồng A Cang từng bước khởi sắc.


Những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) từng bước được cải thiện, nâng cao. Ảnh: Người dân được tiếp cận, sử dụng internet ngay tại địa phương.

Từ 3 con lợn giống ban đầu được hỗ trợ, gia đình Sồng A Cang đã nhân rộng, duy trì phát triển đàn lợn lên hơn chục con. Đây được xem là nền tảng để gia đình Sồng A Cang từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo lập cuộc sống ổn định. Cũng như gia đình Sồng A Cang, nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn khác trong xã như Hàng A Bô, Phàng A Sồng, Sùng A Si... từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ tham gia mô hình "Chăn nuôi lợn bản địa”.

Không chỉ ở vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò mà theo đồng chí Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện, thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hộ nghèo vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được triển khai có hiệu quả trên địa bàn huyện. Nhờ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện ngày càng đi lên, có sự thay đổi rõ rệt. Bộ mặt nông thôn đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Những giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao chính sách đối với đồng bào DTTS.

Điều này được thể hiện, cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án như Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo; xoá nhà tạm; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ chuyển đổi nghề... Từ năm 2015 đến nay, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế các xã ĐBKK, huyện được hỗ trợ 11.675,216 triệu đồng cho 6.623 hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao đời sống người dân. "So với 5 năm trước, tính về thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn 2 lần, từ 15 triệu đồng/người/năm lên 32 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm. Trong đó, các xã thuộc vùng 135, ĐBKK đều có mức giảm ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 10%/năm như ở xã Pù Bin, Noong Luông (cũ), nay là xã Thành Sơn. Đáng nói, các hộ DTTS sau khi thoát nghèo có tỷ lệ tái nghèo thấp, đời sống cơ bản ổn định, bền vững” - đồng chí Hà Tuấn Hải nhấn mạnh.

Để đạt được những kết quả trên là do huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các địa phương tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, lợi thế sẵn có. Đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, các xã vùng hồ tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng; vùng núi cao tập trung sản xuất rau an toàn, trồng các loại cây giá trị kinh tế cao như khoai sọ, tỏi tía.. Ở xã Thành Sơn, ngoài những cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao như tỏi tía, ngô nếp, thời gian qua đã đưa mô hình trồng rau bắp cải trái vụ vào sản xuất. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 5 lần các loại cây trồng truyền thống ở địa phương như ngô, lạc, đậu... Hay ở Hang Kia, Pà Cò, ngoài mô hình trồng chè Shan tuyết, vài năm trở lại đây đã thực hiện thành công mô hình trồng củ cải và các loại rau sạch, chanh leo. Xã Mai Hạ thành công với mô hình trồng dưa hấu. Xã Mai Hịch có diện tích trồng rau an toàn ngày càng được mở rộng. Xã Xăm Khòe đưa mô hình trồng dưa Hàn Quốc và chăn nuôi lợn bản địa vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao...

Song song với đầu tư phát triển sản xuất, huyện đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, xa, ĐBKK. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi của huyện không ngừng được đổi mới, ngày càng nâng cao. Hệ thống đường giao thông nông thôn từ xóm đến trung tâm các xã có trên 90% được cứng hóa; trên 98% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Tuy vậy, theo đồng chí Hà Tuấn Hải, thay đổi lớn nhất, quan trọng nhất trong đời sống đồng bào các dân tộc huyện Mai Châu đó chính là thay đổi về tư duy sản xuất, tư duy phát triển. Đến nay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đã vươn lên, năng động, sáng tạo áp dụng KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 23/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hòa Bình.

Tuổi trẻ huyện Đà Bắc xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ huyện Đà Bắc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó đóng góp thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục