(HBĐT) - Với việc ban hành chương trình khung giúp đỡ các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK); phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xóm ĐBKK; tăng cường nhận rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kim Bôi đã có nhiều chuyển biến. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, văn hóa, phong tục tập quán được giữ gìn, tình hình an ninh, trật tự nông thôn đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố.




Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thực hiện mô hình trồng rau hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao. 

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Từ năm 2018, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1878 về việc ban hành Chương trình khung giúp đỡ các xóm ĐBKK thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2018 - 2020, đồng thời ban hành quyết định về việc cử các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã ĐBKK. Thông qua việc thực hiện chương trình khung đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cán bộ, tạo điều kiện để người dân phát huy tiềm năng, nội lực từ cơ sở, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ chương trình khung, huyện lồng ghép đưa nguồn lực của các chương trình như 135, giảm nghèo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho vùng đồng bào khó khăn.

Triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tính đến nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư 273 công trình, trong đó có 106 công trình giao thông, 105 công trình nhà văn hóa, 8 công trình trường học, 30 công trình thủy lợi, 11 công trình nước sinh hoạt và 12 công trình khác. Tổng nguồn vốn đầu tư hơn 122 tỷ đồng. Ngoài ra, được hỗ trợ của dự án viện trợ của Chính phủ Ailen, huyện đầu tư, nâng cấp 12 công trình về giao thông và trường học. Theo đồng chí Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng Dân tộc huyện, các  công trình được quản lý theo cơ chế đặc thù Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã huy động thêm nguồn lực của Nhân dân đóng góp, giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường vai trò giám sát, quản lý của cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng. Vì vậy, các công trình phù hợp với nguyện vọng của người dân tại cơ sở, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Song song với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào khó khăn. Tính đến thời điểm này, huyện đã triển khai cho 16.405 hộ được hưởng các chính sách về hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc, thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp và hỗ trợ nhân rộng 10 mô hình giảm nghèo. "Từ các mô hình được nhận rộng, người dân nông thôn từng bước ứng dụng cây con giống, kỹ thuật mới vào sản xuất. Như hiện nay, mô hình chăn nuôi vịt Bắc Kinh, nuôi bò sinh sản, dưa chuột Nhật, khoai tây cao sản, mô hình nhãn Sơn Thủy... đã góp phần mang lại giá trị kinh tế cho nhiều  hộ dân, nhất là những hộ dân vùng sâu, xa, vùng ĐBKK" - đồng chí Nguyễn Việt Hòa cho biết.

Với việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án, lựa chọn những mô hinh sinh kế phù hợp với thực tế địa phương, các chính sách hỗ trợ vùng khó khăn huyện Kim Bôi đã phát huy hiệu quả, đồng thời khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hiện nay, hệ thống đường giao thông liên xã đảm bảo 100% xã ĐBKK có đường đến trung tâm xã; hệ thống trường học các xã vùng khó khăn được đầu tư kiên cố hóa; 100% trẻ mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi đến các cấp học là con hộ nghèo người dân tộc đều được hưởng chính sách hỗ trợ. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa cũng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2016 - 2020 giảm từ 35,04% còn 9,85%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ hơn 14 triệu đồng năm 2016 lên hơn 33 triệu đồng năm 2020. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đã tác động không nhỏ đến quá trình thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập của người dân.


P.L

Các tin khác


2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi trao tặng xã Vĩnh Đồng 50 thùng đựng rác 

Hưởng ứng các hoạt động "Vì tương lai xanh năm 2024”, Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi vừa phối hợp UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tổ chức trao tặng công trình bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã.

Ban Tiếp công dân tỉnh: Tiếp nhận 76 đơn thư các loại

Từ ngày 14/3 - 12/4, Ban Tiếp công dân tỉnh đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 76 đơn thư (trong đó: khiếu nại 11 đơn; tố cáo 8 đơn; kiến nghị, phản ánh 57 đơn); nội dung đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai 58 đơn, lĩnh vực khác 18 đơn. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quy định mới về Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục