(HBĐT) - Nằm ở xóm Cốm, thuộc Bãi Làng, xung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi, phía trước là thung lũng nhỏ yên bình với ruộng lúa luôn xanh mướt, chùa Hải Tạng trầm mặc, cổ kính là ngôi cổ tự trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam). Chùa được xây dựng năm 1758, tọa lạc sát chân núi phía Tây của đảo Hòn Lao. Đây là ngôi chùa cổ, nơi mọi người thường xuyên tới chiêm bái.


Hiện tại, chùa không có sư trụ trì mà chỉ có đôivợ chồng già trông nom. Ngôi chùa quy mô vừa phải, khung gỗ, lợp ngói âm dương như nhiều ngôi chùa cổ khác ở Hội An. Chùa thờ Phật, kết hợp thờthánh, thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng "tam giáo đồng nguyên” của ngườibản địa và khách thập phương đến giao thươngmột thời ở đảo này.

Chùa Hải Tạng được gắn với nhiều truyền thuyết hay,tên chữ Hải Tạng mang hàm ý đẹp: Kinh Tạng của nhà Phật. Tên Hải Tạng còn được lý giải: Hải là biển, Tạng là Tam Tạng kinh điển, vớiý nghĩa chùa Hải Tạng là nơi hội tụ kinh Tam Tạng mênh mông như biển cả. Có nhiều truyền thuyết nói về nhân duyên khởi dựng chùa Hải Tạng. Theo các bậc cao niên ngụ cư ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp trên đảo Cù Lao Chàm cho biết: Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ 17, có chiếc thuyền chởcác cây cột gỗvận chuyển từ Bắc đem vào làm một chùa nào đó trong Nam, nhưng khi đi ngang Cù Lao Chàm, trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng ra, thuyền tiếp tục lên đường, nhưng thật lạ, biển tự dưng sóng dậy, thuyền cứ xoay tròn, lòng vòng không đi ra khỏi Cù Lao Chàm được.Sau có người trong đoàn lên một ngôi miếu ở Cù Lao Chàm khấn nguyện và được các vị thổ địa, thần linh cho biết, giàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế, chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng.


Chùa Hải Tạng cổ kính là biểu tượng kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo, tiêu biểu trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam).

Ấn tượng đầu tiên là cổng tam quan đầy rêu phong nhuộm màu thời gian. Tam quan với lối kiến trúc xưa gồm 4 trụ biểu cao 5 m, chóp trụ có khối hình hoa sen, rộng 1,5 m. Tam quan được chia làm 3 cổng, với 2 lối vào nhỏ,1 lối vào lớnthiết kế theo kiểu mái vòm, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển, trên lợp ngói âm dương. Kết nối tam quan là bức tường thành bằng đá bao bọc xung quanh trang nhã với những đường nét hoa văn gọn gàng bao lấy khu vực và cả khuôn viên ngôi chùa. Phía trước sân chùa là tượng Bồ Tát Quan Âm đứng trên đài sen giữahồ sen nhỏ, mặt hướng về phía biển Đông như che chở cho cuộc sống an lành củangư dân nơi đây.

Kiến trúc bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng. Hệ thống cửa "thượng song hạ bản”, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh, ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảohài hòa với cấu trúc tượng pháp thờ tự đa dạng. Nổi bật ở chánh điện là bộ tam thế. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen. Đặc biệt, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ đại hồng chung có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Trên chuông cócon rồng mang phong cách mỹ thuật Việt thời Lê Sơ. Có nhiều ý kiến cho rằng, quả chuông ở chùa Hải Tạng có thể có niên đạitrước cả thời điểm xây dựng chùa.

Sự hiện hữu của ngôi chùa làm cho cảnh sắc Cù Lao Chàm trở nên hiền hòa, thuần khiết và có chiều sâu về tâm linh. Ngôi cổ tựđã làm nên vẻ đẹp riêng của một vùng sinh thái. Đến Cù Lao Chàm, du khách nên một lần viếng chùa Hải Tạng cổ kính để được sống lại với nhữngtruyền thuyết,không khí linh thiêng nơivùng đất còn hoang sơ.


Hải Linh


Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục