(HBĐT) - Điện năng là một trong 19 tiêu chí của xã NTM, đồng thời cũng là cơ sở hạ tầng quan trọng hỗ trợ và thúc đẩy các tiêu chí khác, bởi nếu không đáp ứng các yêu cầu về khối lượng và chất lượng điện năng, các tiêu chí khác cũng khó hoàn thiện. Điện ở nông thôn không chỉ thúc đẩy an sinh xã hội mà còn là động lực chủ yếu phát triển kinh tế hộ gia đình.


Tân Mỹ là xã đạt chuẩn NTM năm 2016 của huyện Lạc Sơn. Từ một xã thiếu điện, yếu điện, đến nay, điện đã về đến các xóm đem lại hiệu ích lớn trong thay đổi tập quán canh tác, tưới tiêu, cải tạo vườn đồi, vườn tạp, cải thiện nếp sống, sinh hoạt cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Từ năm 2011-2016, xã đã được đầu tư xây dựng 20,85 km đường dây 0,4 KV; 4,8 km đường dây 35 KV. Năm 2014-2015, xã được Nhà nước đầu tư xây dựng mới 3 trạm biến áp, đến nay, toàn xã có 7 trạm biến áp. Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí điện của xã 10.050 triệu đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 10 tỷ đồng, nhân dân đóng góp giải toả hành lang lưới điện 50 triệu đồng. Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn theo quy định 1.610 hộ, đạt 100%.


Điện lực TP Hòa Bình phối hợp với Đoàn thanh niên kéo điện theo chương trình thắp sáng đường quê cho xã Yên Mông.

Với tiêu chí số 4 về điện nông thôn đòi hỏi đạt 2 chỉ tiêu là hạ tầng điện phải đảm bảo kỹ thuật theo quy định của ngành điện và trên địa bàn xã có ít nhất 95% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. éể đạt được mục tiêu này, Sở Công Thương đã tiến hành các bước triển khai lập Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035, được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1551/QĐ-BCT ngày 22/4/2016 về việc Phê duyệt Hợp phần 1: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110 KV (hợp phần 2) thuộc Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035. éây là căn cứ quan trọng làm cơ sở để ngành điện xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn để huy động nguồn vốn triển khai thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng điện trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương, việc phát triển hệ thống điện nông thôn trong thời gian qua đã góp phần quan trọng phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đời sống người dân còn khó khăn nên việc phát triển lưới điện chưa theo kịp nhu cầu sử dụng điện của địa phương. Nhiều nơi xây dựng lưới điện đã lâu nên xuống cấp, chất lượng và mức độ an toàn điện kém. Đường dây sau công tơ vào nhà dân một số nơi còn sử dụng cột tre, cột gỗ chống tạm bợ, không đảm bảo an toàn… Mặt khác, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn khá phổ biến tại các xã; hệ thống đường dây đi qua cây xanh, các công trình vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện. Một số địa phương chưa quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, di dời cột điện vi phạm quy hoạch...

Hiện nay, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 6.807,07 km và 1.825 trạm/1.874 máy biến áp. Sở Công Thương đang triển khai Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, dự án triển khai trên địa bàn 47 xóm của 21 xã thuộc 6 huyện với tổng mức đầu tư 156,1 tỷ đồng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161/191 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 84,3%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99,91%.

Theo kế hoạch của Sở Công Thương, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh đầu tư mở rộng, cải tạo lưới điện trung, hạ áp; xây dựng mới và nâng công suất các trạm biến áp hiện có để tạo sự đồng bộ về hạ tầng hệ thống điện, nâng tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn tại các xã nông thôn chưa đạt chuẩn về tiêu chí điện trước năm 2020 đáp ứng 100% xã đạt yêu cầu.

 

                                                                                             Đinh Thắng


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục