Ngày 27/2, Trung tâm Chính sách Đổi mới Toàn cầu (GIPC) thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết đã công bố Chỉ số Sở hữu Trí tuệ (IP) Quốc tế hàng năm lần thứ 6, phân tích tình hình sở hữu trí tuệ ở 50 nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nghi thức thả bóng bay xanh
trắng cổ vũ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. (Ảnh: Minh
Sơn/Vietnam+)
Báo cáo xếp hạng các nền kinh
tế dựa trên 40 chỉ số riêng biệt để đánh giá hoạt động có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển sáng tạo liên quan đến bằng sáng chế, thương hiệu, bản
quyền và bảo hộ bí mật thương mại.
Theo đó, tổng điểm của Việt Nam tăng từ 30% trên tổng điểm có thể đạt được
(10,34 trên thang điểm 35) trong ấn bản lần thứ 5 lên 33% (13,19 trên thang
điểm 40) trong ấn bản lần thứ 6. Sự tăng điểm này phản ánh Bộ luật hình sự sửa
đổi năm 2017 cũng như những kết quả tích cực đạt được thông qua các chỉ số mới.
Ông Patrick Kilbride, Phó Chủ tịch GIPC cho biết "Việt Nam đã có một số
bước đi tích cực hướng tới tăng cường khung sở hữu trí tuệ nhằm cạnh tranh bình
đẳng hơn với các nước Đông Nam Á, thể hiện bằng sự tăng điểm trên Chỉ số Sở hữu
Trí tuệ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ năm 2018.”
Theo ông Patrick Kilbride, với việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào quyền sở hữu
trí tuệ, Việt Nam có thể tận dụng đà tăng trưởng tích cực này để trở thành nước
dẫn đầu trong khu vực, kích thích các nguồn lực trong nước đổi mới và nâng cao
khả năng cạnh tranh toàn cầu."
Trong khi đó, ông David Hirschmann, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GIPC
cho biết, kết quả của Chỉ số năm nay thể hiện cam kết toàn cầu ngày càng tăng
đối với quá trình đổi mới và sáng tạo chi phối bởi sở hữu trí tuệ. Đa số các
quốc gia đã từng bước tăng cường hệ thống sở hữu trí tuệ và xây dựng môi trường
khuyến khích các nhà sáng tạo đưa ý tưởng ra thị trường.
"Trong khi một nhóm các nước đứng đầu lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ luôn đạt
thứ hạng cao thì khoảng cách dẫn đầu đã dần thu hẹp trong cuộc đua toàn cầu về
sở hữu trí tuệ,” ông David Hirschmann nói.
Lãnh đạo GIPC cũng hy vọng các chính phủ sẽ sử dụng Chỉ số này như một kế hoạch
chi tiết để cải thiện hệ sinh thái sở hữu trí tuệ, nền kinh tế tri thức và tăng
tính cạnh tranh.
Chỉ số cho thấy phần lớn các nền kinh tế được lấy làm chuẩn đang xây dựng nền
tảng chính sách sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn. Ví dụ như Indonesia, Thái Lan và
Việt Nam đều có các chương trình dài hạn nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ./.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - Ngày 17/5, Sở KH&CN tổ chức hội thảo "Các chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo”. Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; Quỹ phát triển KH&CN; Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh, Câu lạc bộ Doanh nghiệp KH&CN tỉnh; các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN...
(HBĐT) - Qua thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, các cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Văn Nghiêm (sinh năm 1963), trú tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) đã đăng ký, quản lý, sử dụng nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội (MXH) để đăng, chia sẻ bài viết và các video thể hiện quan điểm cá nhân về tình hình chính trị của đất nước và nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội; xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
(HBĐT) - Theo tổng hợp của các địa phương, đơn vị, trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều trọng điểm về thiên tai.
(HBĐT) - Bất an, lo lắng là tâm trạng chung của 41 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Cứ khi trời mưa, từ người già tới trẻ nhỏ lại sẵn sàng tư trang di dời để đảm bảo an toàn tính mạng.
Nền tảng "Công dân số xứ Lạng” được phát triển trên mô hình microservice dễ mở rộng và nâng cấp, có khả năng chịu tải cao với giao diện thông minh, phân bố thông tin khoa học, gần gũi và theo xu hướng thiết kế mới giúp người dân và tổ chức dễ dàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả.