(HBĐT) - Tại Trung tâm Hội nghị Hòa Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Trung tâm đấu thầu qua mạng Quốc gia thuộc Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư khai mạc khóa học tập huấn nghiệp vụ đấu thầu qua mạng. Tham gia lớp tập huấn có 98 học viên là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cán bộ làm công tác đấu thầu của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Tại khóa tập huấn lần này, các học viên sẽ được học tập 04 chuyên đề gồm: Giới thiệu khung pháp lý cho đấu thầu qua mạng; Thực
hành chuyên đền cấp phát chứng thư số; đăng tải thông tin về đấu thầu
trên hệ thống; thực hành quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng phương thức 1 giai đoạn
1 túi hồ sơ.
Lớp
tập huấn nhằm cung cấp thông tin về đấu thầu qua mạng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo
môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch và tiết kiệm thời gian, tiền bạc
cho các bên tham gia.
Theo báo cáo của các
nước (Hàn Quốc, Sigapore, Úc…) đấu thầu qua mạng có thể tiết kiệm được từ
3%-20% giá gói thầu. Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật
đấu thầu hàng năm khoảng 20%GDP. Ở Hòa Bình, năm 2017 có 3.040 gói thầu với tổng
giá trị gói thầu là 4.473 tỷ đồng, qua lựa chọn nhà thầu với các hình thức chủ
yếu là đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu đã tiết kiệm được
51,6 tỷ đồng (đạt 1,15% giá gói thầu), nếu triển khai đấu thầu qua mạng sẽ mang
lại lợi ích rất lớn và góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu tái cơ cơ cấu đầu
tư công, nên đấu thầu qua mạng đang trở thành xu thế tất yếu của nhiều quốc
gia.
Trước đó, trong hai
ngày 14 - 15/4, Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với Trung tâm đấu thầu qua mạng Quốc gia đã tổ chức một lớp tập huấn cho 98
học viên là cán bộ các sở, ngành, Ban quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh
về kiến thức đấu thầu qua mạng.
Minh Quyết
(Sở Kế hoạch và Đầu tư)
(HBĐT) - Năm 2016, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được triển khai, thời gian kết thúc là năm 2021. Huyện Cao Phong là 1 trong 5 địa phương trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ chương trình. Tuy nhiên, gần 7 tháng sau khi chương trình kết thúc, người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 89/CĐ-BCH về việc ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 01 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến, việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay, 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là Chaba.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định, năm nay, thiên tai sẽ khốc liệt, khó lường, không theo quy luật và mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Thực tế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan mà vài chục năm qua chưa từng có, trong đó, những đợt mưa to đến rất to xảy ra nhiều lần ngay từ đầu mùa hè là điển hình. Mưa nhiều, nước thượng nguồn đổ về lớn khiến Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) phải xả lũ trước mùa mưa là việc chưa có trong tiền lệ.