(HBĐT) - Hòa Bình giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi, khai thác thủy sản nước ngọt, đặc biệt hồ thủy điện sông Đà địa phận tỉnh rộng gần 8.900 ha, phong phú các loài cá, trong đó nhiều loài quý hiếm. Cùng với khai thác tự nhiên, những năm qua, nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh, đối tượng nuôi đa dạng. Các sản phẩm tôm, cá nuôi và khai thác tự nhiên chất lượng đảm bảo, được người tiêu dùng Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố tin dùng, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
Người dân làng chài thuộc tổ 4, phường Thịnh Lang (TP
Hòa Bình) đánh bắt được cá trắm đen trên sông Đà, vùng hạ lưu thủy điện Hòa
Bình.
Tuy nhiên, khâu tiêu thụ cá, tôm sông Đà vẫn gặp
khó khăn do phải cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản khác. Người tiêu dùng
không có dấu hiệu nhận biết nguồn gốc xuất xứ. Xây dựng và phát triển Nhãn hiệu
chứng nhận chính là tạo ra công cụ tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm. Do đó, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ KH -CN "Xây dựng và
phát triển Nhãn hiệu chứng nhận sông Đà - Hòa Bình cho sản phẩm cá, tôm hồ thủy
điện Hòa Bình”. Đề tài khoa học này do Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ
thống nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) chủ trì thực hiện từ tháng 8/2016.
Là cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) về đề tài, Sở KH &CN
đã kiểm tra tiến độ, nghiệm thu kết quả theo quy định của pháp luật. Sở NN &PTNT
phối hợp trong xây dựng các quy định kỹ thuật sản xuất cá thương phẩm, khai
thác cá, tôm tự nhiên… Đề tài cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra, hoàn
thành các nội dung công việc theo chất lượng được phê duyệt. Ngày 8/6/2018, Cục
Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu
chứng nhận "Cá sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm sông Đà - Hòa Bình” cho sản phẩm cá,
tôm hồ thủy điện Hòa Bình. Trong đó có 16 loài cá khai thác, 18 loài cá nuôi và
1 loại tôm đăng ký Nhãn hiệu, kèm theo tiêu chuẩn cảm quan, lý hóa, ATTP cụ thể
cho từng loại. Sở NN &PTNT là chủ sở hữu Nhãn hiệu, Chi cục Quản lý chất
lượng nông, lâm thủy sản thực hiện chức năng quản lý Nhãn hiệu.
Theo thạc sĩ Bùi Kim Đồng, Chủ nhiệm đề tài, Nhãn hiệu
chứng nhận đã có nhưng quản lý và khai thác các giá trị KT -XH của sản phẩm
mang lại là một quá trình, đòi hỏi thời gian, nhân lực, vật lực và cần có chiến
lược phát triển dài hạn. Nhãn hiệu không chỉ là vỏ bọc bên ngoài, quan trọng là
duy trì sự ổn định chất lượng, quản lý trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái và
phải gắn liền với việc tổ chức vận hành chuỗi cung ứng, kiểm soát giống, quy
trình kỹ thuật, bảo tồn nguồn lợi… Đồng chí kiến nghị: Thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng nội bộ tại chính các cơ sở sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị. Xây dựng, vận hành mô hình kiểm soát nhãn hiệu theo 3 cấp: QLNN của Sở
NN &PTNT, kiểm soát nội bộ của từng HTX, doanh nghiệp, kiểm soát của từng
hộ gia đình. Minh bạch hóa sản phẩm thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc có
kiểm soát, cập nhật. Minh bạch hóa bộ tiêu chuẩn về nguồn gốc, chất lượng cảm
quan, lý hóa của sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng nhận diện, tin dùng.
Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, giao tiếp và đối thoại
với khách hàng...
Ngay sau khi cá hồ thủy điện Hòa Bình được cấp văn
bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận "Cá sông Đà - Hòa Bình”, lần đầu tiên một tuần
lễ triển lãm và trưng bày các loại cá đặc sản của sông Đà được tổ chức tại Hà
Nội (từ ngày 2 - 7/7/2018) thu hút đông đảo người tiêu dùng Thủ đô. Theo Bộ
Công thương - đơn vị chủ trì tổ chức, các loại cá như: tầm, lăng, trắm đen...
được nuôi thả trong môi trường nước sạch trên sông Đà sẽ được đưa vào tiêu thụ
trong hệ thống 15 siêu thị Big C tại các tỉnh miền Bắc. Cá sông Đà chất lượng
đảm bảo, có đặc trưng không thể trộn lẫn với các loại cá khác. Thời gian tới,
Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà phân phối lớn như Big C, Aeon, Lotte Việt
Nam, Saigon Co.op… để kết nối đưa nguồn hàng thực phẩm an toàn vào hệ thống
phân phối trên cả nước. Đây là cơ hội cho sản phẩm đặc trưng được chứng nhận
đảm bảo chất lượng của tỉnh vươn tới tiếp cận với người tiêu dùng cả nước.
Cẩm Lệ
* 6 loại cá khai thác tự
nhiên được chứng nhận nhãn hiệu cá "Sông Đà - Hòa Bình”: Bò, bống, chày, chép, lăng, ngần, ngạnh, nheo, quả, rô phi,
tép dầu, ngão, trạch, trắm cỏ, trắm đen. 18 loại cá nuôi lồng được chứng nhận:
Bống, chày, chép, chiên, diêu hồng, lăng, măng, ngạnh, nheo, nheo Mỹ, quả, dầm
xanh, rô phi, tầm, trắm cỏ, trắm đen, trê lai, vược.
Khu vực sử dụng Nhãn hiệu
gồm: xã Thái Thịnh, Trung Minh, Yên Mông, các phường: Tân Thịnh, Tân Hòa,
Phương Lâm, Đồng Tiến (TP Hòa Bình); xã Hiền Lương, Đồng Nghê, Suối Nánh, Vầy
Nưa, Mường Tuổng, Mường Chiềng, Cao Sơn,
Yên Hòa, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Toàn Sơn, Tiền Phong (Đà Bắc); xã Thung Nai, Bình Thanh (Cao
Phong); xã Phúc Sạn, Tân Mai, Ba Khan (Mai Châu); xã Ngòi Hoa, Trung Hòa (Tân
Lạc); thị trấn Kỳ Sơn, xã Hợp Thịnh, Hợp Thành (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.
(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.
(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.
(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.