(HBĐT) - Hiện đã bước vào mùa mưa bão. Thực tế từ đầu năm đến nay, ở một số địa phương trong tỉnh đã có thiệt hại do mưa lớn, giông, lốc gây ra. Mưa lũ cũng kéo theo nguy cơ thường trực của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá. Ý thức được việc có khả năng xảy ra sạt lở cao nên ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh đã tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019. Trong đó, việc phòng, chống sạt lở đất do ảnh hưởng của mưa bão đã được quan tâm.


Với đặc thù của tỉnh miền núi, không ít gia đình làm nhà ở tại sườn hoặc chân đồi hay gần các con sông, suối. Điều này cũng có nghĩa luôn tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân mỗi khi có mưa lớn.

Qua rà soát, tổng hợp, hiện nay, trên toàn tỉnh có 141 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 2.424 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 97 điểm với 1.607 hộ bị ảnh hưởng; khu vực thường xuyên bị lũ ống, lũ quét có 31 điểm, 225 hộ bị ảnh hưởng; khu vực thường xuyên bị ngập úng có 13 điểm, 592 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư.

Hiện tại, đối với các khu vực sạt lở trọng điểm, tỉnh đã xây dựng khu tái định cư (TĐC). Theo đó, 13 khu TĐC di dân khẩn cấp đã xây dựng cơ bản hoàn thành san tạo mặt bằng, đường giao thông, hệ thống điện, nước sinh hoạt và các công trình phúc lợi công cộng. Tổng mức đầu tư của các khu TĐC là 243,9 tỷ đồng. Tổng số hộ di chuyển của 13 khu TĐC khẩn cấp được phê duyệt có 481 hộ. Đến nay, các huyện, thành phố đã tổ chức di chuyển 100% hộ đến và ổn định cuộc sống lâu dài tại nơi ở mới.

Ngoài ra, một số công trình trọng điểm như tại khu vực đồi Ông Tượng bên công trình thủy điện Hòa Bình đang nhanh chóng xây dựng để khắc phục sạt lở trong mùa mưa bão năm nay.


Khu tái định cư phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng, hiện đã đón nhiều hộ dân về ở, ổn định cuộc sống.

Để chủ động ứng phó với lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đá, đặc biệt là từng bước xóa bỏ thói quen chủ quan trước thiên tai của một bộ phận người dân, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. UBND tỉnh đã yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đặc biệt coi trọng việc rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho nhân dân được biết để phòng tránh. Đồng thời, kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn mình quản lý; các điểm dân cư sinh sống làm co hẹp lòng sông, suối; đào bạt mái không đảm bảo độ dốc an toàn; lập phương án cụ thể di dời nhân dân đến nơi an toàn. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân TĐC, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh, sẵn sàng phương án di dời người dân để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Đặc biệt, nhằm đảm bảo an toàn dân cư khu vực khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện và TP Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị thi công xây dựng hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, nước sạch và sinh kế phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho người dân tại nơi ở mới ổn định lâu dài. Chỉ đạo các đơn vị thi công lập phương án và triển khai phương án khắc phục các công trình hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. Rà soát diện tích sản xuất phù hợp với thực tế và đẩy mạnh lồng ghép PCTT vào phát triển KT-XH của địa phương. Chủ trì phối hợp với các bên có liên quan rà soát quỹ đất tại các khu vực di dân vùng thiên tai để bố trí mặt bằng đảm bảo an toàn cho người dân.

Chia sẻ về những việc cần phải thực hiện để phòng, chống sạt lở đất, đá có hiệu quả, đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh cho rằng, trước hết, chính quyền các địa phương chú trọng rà soát, đánh giá, kể cả tại các khu vực TĐC mới được nhân dân chuyển đến cần được kiểm tra, xem xét; đồng thời phải có tổ xung kích thường xuyên quan trắc, kịp thời phát hiện dấu hiệu của nguy cơ sạt lở đất, xác định rõ khu vực trọng điểm và những điểm có thể bố trí được cho người dân khi sạt lở có thể xảy ra. Bản thân người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác đối với việc phòng, chống sạt lở đất, chuẩn bị sẵn sàng và tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

 

Bình Giang


Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục