Tối 5/11, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Nakri. Đây là cơn bão số 6 năm 2019 trên Biển Đông. Dự báo, Đến 7 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.



Dự báo vị trí, đường đi của bão số 6.

Hồi 7 giờ ngày 6/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ),giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6,giật từ cấp 8trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới,bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ),giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6,giật từ cấp 8trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông .

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo,bão di chuyển chậm về phía Nam, sau có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 260km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ),giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo,bão di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ),giật cấp 14.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển về phía Tây, tốc độ di chuyển nhanh hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và diễn biến phức tạp, hồi 6 giờ, ngày 5/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 17/CĐ-TW gửi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bà Rịa – Vũng Tàu và các bộ ngành yêu cầu khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Thứ hai, tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt đọng trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kể cả tàu vận tải, du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thứ ba, đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lũ sau bão khẩn trương khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, sớm ổn định đời sống nhân dân; sẵn sàng các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Thứ tư, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố và bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới khi có tình huống xấu xảy ra.

Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Trước đó, Văn phòng Bộ Công an đã ban hành Công điện số 24/CĐ-V01 yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương chủ động các phương án ứng phó với diễn biến của vùng áp thấp và mưa lũ.

Cụ thể, thực hiện nghiêm túc các Công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo của Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó với diễn biến vùng áp thấp và mưa lũ.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp và thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đảm bảo an toàn cho nhân dân và công tác triển khai ứng phó trong lực lượng Công an nhân dân, đặc biệt tập trung bảo đảm vấn đề an toàn tuyệt đối cho các lực lượng, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ ứng phó, tác nghiệp tại thực địa và ứng giúp nhân dân trong thiên tai.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 5 gây ra. Rà soát phương án ứng phó với thiên tai để thực hiện tốt theo phương châm "4 tại chỗ”; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ để kịp thời triển khai ứng phó và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về Văn phòng Bộ Công an (SĐT: 0913.555.323, 069.2341042; Fax: 069.2341044).



Theo Baochinhphu

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục