(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật nêu một vài dẫn chứng cho thấy những thành tựu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể về trồng trọt: So với năm 1992, năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện tăng gấp gần 3 lần (từ 19,2 tạ/ha lên 54 tạ/ha). Năm 1997, cả tỉnh có 270 ha cây có múi, đến năm 2019 đạt trên 10.500 ha, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 24 tấn/ha (đứng nhất, nhì toàn quốc). Từ chỗ lương thực làm ra không đủ ăn, nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây ăn quả có tiếng trên thị trường...



Nông dân xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) sử dụng máy đập lúa liên hoàn sau thu hoạch giúp tiết kiệm sức lao động, giảm hao hụt sản lượng lúa.

TP Hòa Bình và huyện Yên Thủy là những địa phương đầu tiên đưa máy gặt đập liên hợp vào quá trình thu hoạch lúa của tỉnh. Đó là thời điểm năm 2017, trên những cánh đồng lúa trĩu bông xã Ngọc Lương, Yên Trị (Yên Thủy), Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) đã xuất hiện hình ảnh máy gặt, đập liên hợp đầu tiên khiến không khí mùa gặt trở nên rộn ràng nhờ cơ giới hóa. Thay vì gặt, đập lúa bằng tay mất nhiều thời gian, công sức, việc ứng dụng máy móc trợ giúp đắc lực cho bà con, thời gian, công sức bỏ ra giảm thiểu hàng chục lần. Mặt khác giúp nhà nông chủ động trong thu hoạch lúa sớm và nhanh, tránh bị ảnh hưởng của thời tiết gây thiệt hại. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có khoảng 30 chiếc máy gặt đập liên hợp trợ giúp khâu thu hoạch lúa, tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, TP Hòa Bình. Dự báo sẽ còn tăng mạnh về số lượng trong một vài năm tới khi các HTX đang ngày càng chú trọng hơn đến hiệu quả ứng dụng KHKT.

Ngoài khâu thu hoạch, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở nhiều khâu sản xuất khác cũng được bà con nông dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, nhất là ứng dụng về giống, thủy lợi, canh tác, phòng trừ sâu bệnh. Nhiều xã như: Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), Tân Vinh (Lương Sơn), Yên Mông (TP Hòa Bình)... có tới trên 90% hộ làm nông nghiệp có trang bị máy cày, máy bừa phục vụ sản xuất. Tại nhiều vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng trồng nhãn, ổi và một số cây ăn quả khác như: Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... nông dân đã thành thạo trong chăm sóc, bón phân, xử lý ra hoa, đậu quả, rải vụ. Nông dân các vùng trồng bí xanh, rau đậu các loại trong tỉnh cũng thuần thục trong ứng dụng kỹ thuật này.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ kỹ thuật, khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh ở mức độ khá cao. Đặc biệt, ở một số địa phương đã xuất hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao, điển hình là mô hình trồng dưa trong hệ thống nhà kính của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Nông dân thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong (Cao Phong) áp dụng công nghệ tưới Isarel trong chăm sóc diện tích cây ăn quả có múi... Tuy nhiên, có một thực tế là trong ứng dụng KHKT, cơ giới hóa chuyển biến mạnh ở khâu làm đất còn khâu thu hoạch chưa nhiều. Nhất là đối với vấn đề xử lý sau thu hoạch do máy móc sơ chế, bảo quản ít dẫn đến tỷ lệ hao hụt về sản lượng còn lớn, sản phẩm không giữ được lâu.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến nhấn mạnh: Việc tích cực ứng dụng KHKT không chỉ cải thiện rõ rệt về năng suất, chất lượng mà uy tín sản phẩm được nâng lên. Từ đó, giá trị nông sản, thu nhập của nông dân được tăng mạnh. Đáng chú ý, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, cụ thể hỗ trợ các HTX, hộ nông dân đầu tư cho lĩnh vực cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông sản và xúc tiến thương mại... Đây là cơ hội để các HTX, nông dân có thể tranh thủ nắm bắt để tích cực hơn trong thực hiện giải pháp đưa KHKT vào sản xuất, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, gia tăng giá trị nông sản hàng hóa và đảm bảo thu nhập cao từ trồng trọt.


Bùi Minh


Các tin khác


Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục