(HBĐT) - Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) được coi là giải pháp đột phá trong phát triển nền nông nghiệp. Bắt nhịp với xu thế này, những năm qua, tỉnh đã tích cực ứng dụng CNSH để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo đà để phát triển nông nghiệp bền vững.


Công ty CP Cá sạch sông Đà khảo cứu nuôi các loại cá đặc sản trên hồ Hòa Bình.         

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhận định: Mấy năm trở lại đây, thương hiệu nông sản của Hòa Bình đã có uy tín trên thị trường. Kết quả đó có được là tổng hòa của nhiều sự nỗ lực, trong đó phải kể đến đầu tiên là việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp.

Được biết, hàng năm, cơ quan chuyên môn khảo nghiệm cơ bản trên 300 giống, khảo nghiệm sản xuất trên 40 giống lúa mới, lựa chọn từ 40 - 50 giống có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, có triển vọng, làm cơ sở đề nghị Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia, bổ sung vào cơ cấu giống phục vụ sản xuất của Nhân dân trong tỉnh. Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được bộ giống ngô ổn định, cho năng suất, chất lượng cao, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện sinh thái, cơ cấu mùa vụ ở các địa phương. 

Giống ngô lai tiếp tục được mở rộng chiếm trên 95%, các giống chủ lực như Bioseed 9698, NK6401, NK4300, C3Q, CP501... Đối với cây ăn quả, đã tập trung lựa chọn các giống cam phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cho thu hoạch rải vụ từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau như: Cam CS1, cam canh, cam xã Đoài, cam V2, cam Cara ruột đỏ...; đã xác định được 295 cây đầu dòng chất lượng như bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam, quýt, dổi, tai chua, trám đen, ổi ODL1... đảm bảo về số lượng, chất lượng giống cây trồng phục vụ cho sản xuất.

Có lợi thế về đất đai, khí hậu, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu bằng giống nuôi cấy mô, thử nghiệm cây thiên ngân với mục đích trồng rừng gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao. Bảo tồn một số giống cây trồng địa phương như: mía tím Hòa Bình, ngô nếp Thung Khe, cây dổi ăn hạt, quýt Nam Sơn, lúa nếp cẩm Hòa Bình, tỏi tía Hòa Bình. Đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm và khẳng định một số giống vật nuôi mới như cá tầm, cá hồi vân trên hồ Hòa Bình; phát triển mô hình các vật nuôi đặc sản của tỉnh như gà đổi Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, vịt bầu bến...

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong sản xuất chế phẩm bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi luôn được quan tâm. Nhiều loại chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học thế hệ mới được sản xuất, ứng dụng, góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng. Một số chế phẩm, biện pháp sinh học đã được sử dụng phổ biến như: chế phẩm E.M xử lý các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cỏ, thân ngô, thân lạc… để chế biến thành phân hữu cơ vi sinh; biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường.

Kết quả nổi bật nhất trong nghiên cứu, ứng dụng CNSH lĩnh vực nông nghiệp là thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích. 

Theo thống kê của ngành NN&PTNT, năm 2020, diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây trồng khác ước đạt 7.524 ha, tăng 2,5 lần so với năm 2015; diện tích vườn tạp được cải tạo đạt trên 6.000 ha, tăng 17 lần so với năm 2015. Diện tích dồn điền, đổi thửa đạt khoảng 7.900 ha, tăng gấp 31 lần so với năm 2015. Những diện tích chuyển đổi đã dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho giá trị thu nhập cao, với các loại cây trồng chủ yếu như: cam, mía, quả lặc lày, su su, bí xanh, dưa hấu... Các giống vật nuôi thủy sản được lai tạo có chất lượng cao được đưa vào sản xuất với số lượng lớn như: cá lăng chấm, dầm xanh, trắm đen…

Cũng nhờ ứng dụng CNSH trong sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã phát triển được một số vùng sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh như: cam, quýt (Cao Phong), rau su su, quýt, bưởi đỏ, bưởi da xanh (Tân Lạc), quả lặc lày (Lương Sơn), nhãn (Kim Bôi). Đến nay, tỉnh đã có 1 chỉ dẫn địa lý, 7 nhãn hiệu chứng nhận và 13 nhãn hiệu tập thể được chứng nhận bảo hộ. 

Thúy Hằng

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục