(HBĐT) - Trong đợt mưa dông kéo dài ở khu vực tỉnh Hòa Bình vừa qua, nhiều xã, thị trấn của huyện Đà Bắc có mưa lớn, như: thị trấn Đà Bắc có thời điểm lượng mưa đạt 90,6 mm; Mường Chiềng 43,8 mm; Cao Sơn 90,8 mm; Đồng Chum 74 mm... Đặc biệt, trong đêm 22, rạng sáng ngày 23/4, trên địa bàn huyện đã xảy ra dông lốc, gió giật mạnh kèm theo mưa đá cục bộ tại một số địa phương, gây thiệt hại lớn về nhà ở, tài sản, hoa màu của Nhân dân.


Mưa đá làm nhiều diện tích ngô vụ xuân của xã Đoàn Kết (Đà Bắc) dập nát, mất trắng. 

Đoàn Kết là xã chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi thiên tai trong đợt này. Đồng ruộng, đồi nương tan hoang, xơ xác; nhà cửa trống toác, hư hỏng và nỗi buồn nặng trĩu trên gương mặt của người dân khi chứng kiến trận dông lốc, mưa đá đi qua. "Bà hơn 60 tuổi rồi mà chưa bao giờ thấy mưa đá to và dầy đến thế. Mất hết cả rồi. Nhà cửa vỡ, hỏng còn nhặt nhạnh cây que, lá cọ lợp lại để ở tạm, chứ ngô, lúa, rau dập nát hết, nay mai chẳng biết lấy gì mà ăn"- bà Lường Thị Sủng, xóm Lăm nghẹn ngào chia sẻ.

Xót xa nhìn ruộng lúa bị vùi lấp, gãy hỏng, chị Bàn Thị Hà, xóm Thẩm Luông rơm rớm nước mắt: "Từ Tết đến giờ xảy ra dịch bệnh, con tôi không đi làm được, chúng nói năm nay ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng, nương mong có thêm ngô, thóc đủ ăn và đầu tư chăn nuôi. Vậy mà chỉ sau vài chục phút mưa to, đá rơi dày đặc khiến 1.000 m2 ruộng trở thành suối, đất, đá tràn vào hỏng hết. Mấy nghìn m2 ngô đang xanh tốt cũng gẫy gục, không thể phục hồi. Mưa xong nhìn ruộng, nương mà mấy mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc. Khó khăn giờ lại chồng thêm khó khăn".

Sự lo lắng, buồn bã của bà Sủng, chị Hà cũng là nỗi lòng của hàng trăm hộ dân xã Đoàn Kết trong những ngày này. "Xã đã nghèo khó mà ông trời lại không thương", "Chỉ trong chốc lát, bao nỗ lực, nhọc nhằn của bà con mất sạch", "Đá rơi trắng như rải gạo thì cây cối, hoa màu nào còn chịu được", "Mưa rét thế này mà mấy ngày nay cứ phải mặc thế này thôi, quần áo ướt hết chả có để thay đâu"... Những trải lòng của người dân Đoàn Kết cho thấy sự mất mát của các gia đình rất lớn. Theo thống kê của UBND xã, đến chiều 25/4, toàn xã có 436 hộ thiệt hại về nhà ở, gần 110 ha lúa, gần 100 ha ngô, cùng một số hoa màu khác bị dập nát, gãy đổ, diện tích mất trắng khoảng 70%. Nhiều diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả cũng bị dông lốc, mưa đá quật gẫy. Các tuyến đường trượt sạt, hư hỏng, một số đoạn xói lở nghiêm trọng, đi lại rất khó khăn. 

Theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, dông lốc, mưa đá gây thiệt hại cho các xã, thị trấn khoảng 5 tỷ  đồng. Ngoài Đoàn Kết, nhiều xã bị thiệt hại khá nặng nề. Cụ thể, xã Đồng Chum có hơn 260 nhà hư hỏng, Mường Chiềng 2 nhà, Đồng Ruộng 2 nhà, Trung Thành 1 nhà. Về sản xuất, xã Đồng Chum có 13 ha lúa đang trong thời kỳ làm đòng bị dập đổ. Hàng trăm ha ngô và hoa màu cũng bị gẫy đổ, dập nát, trong đó Đồng Chum trên 80 ha, Mường Chiềng 0,2 ha, Đồng Ruộng 0,34 ha, Giáp Đắt 4,5 ha, thị trấn Đà Bắc 4,7 ha, Trung Thành 1,1 ha, diện tích không có khả năng khắc phục, thiệt hại khoảng 50%.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện đã họp khẩn cấp để nắm thông tin, bàn biện pháp khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, huyện thành lập 2 tổ công tác đến các địa phương kiểm tra thực tế, kịp thời động viên, thăm hỏi những gia đình bị thiệt hại. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện phương châm "4 tại chỗ", huy động lực lượng, phương tiện khắc phục thiệt hại, để sớm ổn định đời sống cũng như sản xuất của Nhân dân. Đề nghị chính quyền cơ sở thành lập các tổ công tác đến từng thôn, xóm, hộ gia đình rà soát mức độ thiệt hại của người dân, kịp thời báo cáo UBND huyện để có hướng hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các xã giúp Nhân dân tổ chức kiểm tra đồng ruộng, vườn, đồi nương, khẩn trương dựng lại diện hoa màu, cây cối có khả năng khắc phục được. Đối với diện tích mất trắng thì dọn dẹp đồng ruộng để trồng gối vụ, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho kịp thời vụ. Bên cạnh đó, các xã huy động lực lượng giúp các gia đình sửa chữa lại nhà cửa, rà soát, thống kê những gia đình thiệt hại, đề xuất hỗ trợ.

Ngay sau thiên tai xảy ra, UBND huyện, LĐLĐ huyện, Phòng GD&ĐT... đã tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà những gia đình bị thiệt hại nặng.

Bình Giang

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục