(HBĐT) - Trận dông lốc ngày 1/6/2020 để lại hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống người dân xã Thu Phong (Cao Phong).



Lực lượng dân quân tự vệ xã Thu Phong (Cao Phong) hỗ trợ gia đình bị tốc mái sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống sau trận dông lốc ngày 1/6 vừa qua.

Dông lốc làm 3 người ở xóm Bưng 1 bị thương vong; toàn xã có 12 hộ bị tốc mái nhà (hư hỏng trên 70%), 14 hộ bị tốc mái từ 15 - 40 tấm proximăng, 26 nhà bị tốc mái từ 1 - 15 tấm proximăng; thiệt hại khoảng 5 ha hoa màu, 20 đàn ong của hộ ông Bùi Văn Thiết, xóm Đúng Thá; làm đổ gãy 6 cột đèn cao áp, 25 m tường bao tại xóm Bưng 1…

 Ngay sau khi thiên tai xảy ra, cấp ủy, chính quyền xã Thu Phong đã kịp thời tới thăm hỏi gia đình người tử vong và bị thương. Đồng thời, huy động lực lượng, phương tiện khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống cho người dân; bố trí nơi ở cho những hộ bị tốc mái hoàn toàn. Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã hỗ trợ người dân tổ chức kiểm tra đồng ruộng, vườn, khẩn trương dựng lại hoa màu, cây cối có khả năng khắc phục được. Đối với diện tích mất trắng dọn dẹp đồng ruộng để trồng gối vụ, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho kịp thời vụ.

Hiện nay, tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Người dân hàng ngày phải đối mặt với rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, thực tế từ trận dông lốc vừa qua tại xã Thu Phong cho thấy, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng lơ là, chủ quan khi thời tiết xuất hiện mưa dông. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã Thu Phong tăng cường trang bị kiến thức trong phòng, chống thiên tai cho người dân, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đồng chí Bùi Văn Dân, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã gồm 8 xóm, với 992 hộ, 3.824 nhân khẩu, địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, dễ bị sạt lở đất… Nhằm chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền xã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chú trọng công tác huấn luyện nâng cao kỹ năng thực hành tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, lực lượng dân quân ở xã. Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN phối hợp với trưởng xóm rà soát những hộ dân sinh sống gần suối, ven đồi tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao, để có phương án di dời người dân. Từ năm 2017 - 2019, xã thực hiện di dời 3 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao tới địa điểm an toàn. Chính quyền xã hỗ trợ tiền, ngày công giúp hộ phải di dời xây nhà, ổn định cuộc sống. Năm 2020, qua khảo sát, toàn xã có 3 hộ dân tại xóm Nam Sơn 1, Bưng 2 có nguy cơ bị sạt lở do nhà nằm cạnh sườn đồi dốc. Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã thực hiện phương châm "4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra. Ngoài ra, xã thành lập các tổ xung kích, chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ và bà con Nhân dân ở các xóm, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp mưa bão xảy ra.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức chủ động phòng, chống thiên tai. Lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống thiên tai tại các cuộc họp của Hội, đoàn thể, họp xóm. Nội dung tuyên truyền gồm: kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai của địa phương; phân biệt các loại hình thiên tai; những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trong phòng, chống các loại hình thiên tai. Tính chất, diễn biến bất thường của dông lốc, sạt lở, mưa đá… Bên cạnh đó, xã vận động, hướng dẫn Nhân dân khi có thiên tai xảy ra phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; hướng dẫn người dân gia cố nhà cửa, chuồng trại. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thời tiết của địa phương trên loa phát thanh để bà con theo dõi, nắm bắt, chủ động ứng phó.


Thu Thủy

Các tin khác


Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục