(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 km đê các cấp thuộc các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Trong đó, riêng TP Hòa Bình có 3 tuyến đê cấp III dài 9,2 km, gồm: Tuyến đê Đà Giang dài 2,538 km, đê Quỳnh Lâm dài 4,427 km, đê Ngòi Dong dài 2,235 km. Những tuyến đê này nằm trên địa bàn các phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Thịnh Lang, Dân Chủ và xã Sủ Ngòi. Ngoài ra, TP Hòa Bình có 2 tuyến đê cấp IV là đê Trung Minh dài 4,5 km nằm trong địa phận xã Trung Minh; đê Phú Cường dài 19,23 km trong địa phận các xã: Hợp Thành, Thịnh Minh.


Tuyến đê Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) được đầu tư mở rộng kết hợp với đường giao thông.

Thành phố Hòa Bình là địa phương có hệ thống đê điều nhiều nhất tỉnh và riêng trên địa bàn thành phố mới có tuyến đê cấp III, do vậy, việc quản lý đê điều là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở NN& PTNT thường xuyên phối hợp chặt chẽ cùng các cấp chính quyền, UBND thành phố và các cơ quan chức năng trong việc quản lý đê cấp III, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, phòng chống vi phạm của các tổ chức, cá nhân; duy trì công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường; quản lý trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo an toàn giao thông. Việc vi phạm Luật Đê điều tại tuyến đê cấp III được phối hợp xử lý ngay khi mới phát sinh.

Đối với UBND TP Hòa Bình, đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và các phường, xã thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, xây dựng công trình tại bãi sông trên địa bàn quản lý. Tích cực tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, thủy lợi cho người dân hiểu và chấp hành, giải tỏa việc lấn chiếm mái đê, hành lang đê để trồng rau, hoa màu, buôn bán kinh doanh gây ảnh hưởng và mất mỹ quan đô thị.

Trên cơ sở thực trạng các tuyến đê cấp III đã được kiểm tra, đánh giá trước mùa mưa lũ năm 2020 trên địa bàn tỉnh và ý kiến đóng góp của UBND TP Hòa Bình, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Phương án bảo vệ an toàn các trọng điểm xung yếu cho đê điều trong mùa mưa lũ năm 2020, với 5 khu vực trọng điểm xung yếu cần bảo vệ trên các tuyến đê cấp III, gồm:  đoạn từ K0+982 - K1+187 đê Đà Giang (đường chui qua cầu Hòa Bình); đoạn từ K2+500 - K2+538 đê Đà Giang, hiện đang khoan, đào, tháo dỡ một phần kè bảo vệ đê để thi công cầu Hòa Bình 2; đoạn từ K2+130 - K2+164,5 đê Quỳnh Lâm mới thi công xong nối dài cống tiêu số 3; cống tiêu C34 đê Ngòi Dong đoạn K0+830; cửa khẩu số 1 đê Ngòi Dong (đoạn xuống bãi cát Thịnh Minh).

Đặc biệt, để chủ động ứng phó hiệu quả ngập lụt trên diện rộng và sạt lở đất ven sông Đà nếu xả lũ Nhà máy thủy điện Hòa Bình từ 8 cửa trở lên, mực nước hạ lưu ở cao trình +21.45, khi đó, TP Hòa Bình sẽ ở giữa mức báo động I và mức báo động II, lúc đó sẽ thực hiện sơ tán hộ dân ven hai bờ sông Đà có nhà ở cao trình +22. Nhằm đảo bảo an toàn cho người dân và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về tài sản của Nhà nước và Nhân dân; góp phần nâng cao năng lực điều hành, xử lý mọi tình huống bất lợi xảy ra; đảm bảo huy động đầy đủ lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, lương thực, thực phẩm, nước uống để phục vụ sơ tán dân đến nơi an toàn... Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2670/QĐ-UBND, ngày 12/11/2018 về phê duyệt phương án sơ tán dân hạ du khi đập thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Mới đây, tại buổi làm việc về vấn đề quản lý đê điều, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: UBND TP Hòa Bình sớm triển khai xây dựng cống ở đầu cầu Hòa Bình 3 để đảm bảo an toàn. Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý đê nói chung, quản lý đê cấp III nói riêng, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều...


Thu Hiền


Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục