(HBĐT) - Với đặc điểm địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và sông, suối nhiều, do vậy, trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn nguy cơ thiên tai về sạt lở đất, đá lăn rất lớn. Thực tế trong những năm gần đây, năm nào tỉnh cũng chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. 

 Như năm 2020, mưa lũ xảy ra được đánh giá là ít dồn dập và không phức tạp, nguy hiểm hơn những năm trước, song thiệt hại do mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất cũng lên tới hơn 603,6 tỷ đồng, trong đó, 66 công trình công cộng bị thiệt hại, đề nghị hỗ trợ, trị giá 508,8 tỷ đồng; thiệt hại về nhà cửa, nông lâm nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp và các thiệt hại khác gần 95 tỷ đồng.


Trên địa bàn xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) hiện còn một số điểm có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa lũ. 

Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 12/1/2021 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh năm 2021. Thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của T.Ư, Tỉnh ủy, Sở NN&PTNT đã tổ chức đoàn kiểm tra về công tác PCTT, đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ, đập và các khu dân cư. Qua đó cho thấy, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 187 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao, với 4.003 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. 

Cụ thể, khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 118 điểm, với 2.519 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, gồm: Huyện Tân Lạc 10 điểm, 56 hộ; Đà Bắc 17 điểm, 814 hộ; Mai Châu 49 điểm, 523 hộ; Lạc Sơn 4 điểm, 80 hộ; Cao Phong 35 điểm, 131 hộ; Yên Thủy 8 điểm, 144 hộ; Lương Sơn 1 điểm, 37 hộ; TP Hòa Bình 17 điểm,  658 hộ; Kim Bôi 9 điểm, 76 hộ. Đáng nói, kết quả rà soát này cao hơn so với con số năm 2020 có 105 điểm nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn với 1.510 hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khu vực thường xuyên bị lũ ống, lũ quét trong tỉnh có 18 điểm với 113 hộ bị ảnh hưởng; khu vực thường xuyên bị ngập úng có 51 điểm với 1.371 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, với tư tưởng chỉ đạo: Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính theo phương châm ''4 tại chỗ'', do đó, trước mùa mưa lũ, các địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch và kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng, đảm bảo ứng phó thiên tai năm 2021. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền để người dân trên địa bàn nắm bắt cách nhận biết, phòng tránh đối với từng loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương xây dựng phương án bố trí ổn định dân cư để đảm bảo an toàn trong các mùa mưa bão. 

Theo đó, tiếp tục thực hiện bố trí ổn định dân cư theo hình thức di chuyển tập trung, xen ghép cho các hộ dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh trong năm 2019. Về các phương án sắp xếp, ổn định dân cư mới, thực hiện bố trí ổn định dân cư theo hình thức di dân tập trung: huyện Lạc Sơn 78 hộ; Cao Phong 32 hộ; TP Hòa Bình 633 hộ; Yên Thủy 66 hộ; Kim Bôi 22 hộ. Bố trí ổn định theo hình thức di dân xen ghép cho 1.026 hộ, cụ thể: huyện Tân Lạc 56 hộ; Đà Bắc 427 hộ; Mai Châu 319 hộ; Cao Phong 63 hộ; TP Hòa Bình 34 hộ; Yên Thủy 60 hộ; Lương Sơn 37 hộ; Kim Bôi 30 hộ. Bố trí ổn định tại chỗ: Dự án ổn định tại chỗ với 2.146 hộ, trong đó, huyện Đà Bắc 387 hộ; Lạc Sơn 2 hộ; Mai Châu 326 hộ; TP Hòa Bình 58 hộ; Yên Thủy 731 hộ; Cao Phong 45 hộ; Lạc Thủy 565 hộ; Kim Bôi 32 hộ. 

Sở NN&PTNT sát sao chỉ đạo, đối với các khu dân cư, điểm sạt lở, lũ ống, lũ quét đã xảy ra thiên tai, hoặc có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai và các hiện tượng sạt lở đất, đá xảy ra trên địa bàn; lập phương án theo dõi, cảnh báo thiên tai, phương án ứng phó và chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động PCTT để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời và khắc phục khẩn trương các hậu quả khi có mưa lũ xảy ra. Kiên quyết di chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách. Chủ động triển khai thực hiện bố trí, ổn định dân cư theo hình thức di dân tái định cư tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.


Bình Giang

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục