(HBĐT) - Cùng với xu thế nóng lên toàn cầu, những năm qua, ở nước ta nắng nóng gia tăng không chỉ ở miền Trung, Tây Nguyên mà còn tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Thống kê từ các báo cáo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây cho thấy, hiện tượng nắng nóng có xu hướng gia tăng về số ngày và nền nhiệt độ, trong đó có nhiều ngày xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.


Người dân phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) che chắn vườn rau xanh khi thời tiết nắng nóng để bảo vệ sản xuất.

Đơn cử như năm 2019, ngày ghi nhận nhiệt độ cao nhất lên tới 41,40C; năm 2020 xảy ra 13 đợt nắng nóng và năm 2021 xảy ra 12 đợt nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất đều tới 41,20C. Nắng nóng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người già, trẻ em; giảm sức lao động của nhóm người trong độ tuổi lao động. Thiệt hại của nắng nóng chủ yếu về lúa, rau màu, cây ăn quả, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch của  nông dân.

Đối với tình hình nắng nóng trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh được Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh dự báo: Từ tháng 5 - 7 tới, nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm và cao hơn cùng kỳ năm trước từ 0,5 - 10C. Mỗi tháng có từ 3 - 5 đợt nắng nóng. Trên khu vực tỉnh, nắng nóng gay gắt nhất trong năm khả năng sẽ xảy ra vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối từ 39 - 410C. Nhiệt độ tăng sẽ làm cho sản xuất không đạt được năng suất cao. Người làm việc ngoài trời dễ bị cảm nắng và sẽ thiệt hại đến kinh tế do phải bật các thiết bị làm mát, gây ra tổn thất lượng điện không hề nhỏ.

Ban ngày nắng nóng, đến chiều và tối thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc kèm gió giật mạnh, sấm sét, mưa đá. Thời tiết cực đoan sẽ gây hậu quả nặng nề đến cơ sở vật chất, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi của người dân nếu không chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó. 
Trên địa bàn tỉnh đang đón đợt nắng nóng đầu tiên của năm nay. Tuy chưa ở mức độ gay gắt nhưng người dân không chủ quan với rủi ro thiên tai có thể xảy ra, nhất là khi vừa có đợt không khí lạnh với nhiệt độ xuống khá thấp khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, trong những ngày nắng nóng, nếu phải ở lâu ngoài trời người dân cố gắng tránh thời điểm từ 11 - 15h, đây là lúc cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động, che chắn khi làm việc ngoài trời. Nếu phải lưu thông trên đường cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng; đặc biệt cần uống đủ nước để phòng mất nước. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nắng nóng cũng dễ tác động đến cây trồng, vật nuôi, vì vậy cần chủ động các biện pháp để bảo vệ sản xuất. Trại lợn gần trăm con của anh Công Năm trên địa bàn phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) những ngày này luôn sạch sẽ, thoáng mát. Khi có thông tin nhiệt độ tăng cao, anh triển khai chống nóng cho vật nuôi. Anh Năm cho biết: Chuồng trại được lắp đặt hệ thống quạt thông gió và bật thường xuyên. Từng chuồng nhỏ tôi đều xây ô tích nước để khi trời nóng, xả nước cho lợn vào tắm. Những ngày quá nóng còn phải phun nước lên mái để làm mát.

Cũng theo chia sẻ của một số hộ chăn nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng gia súc, gia cầm kiệt sức, có thể bị chết. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh chuồng trại; giảm mật độ chăn nuôi; quan tâm bổ sung nước uống, thức ăn xanh, thức ăn có nhiều vitamin, khoáng chất; tiêm phòng định kỳ; trồng thêm cây bóng mát để giảm nhiệt độ... là những việc làm cần thiết để bảo vệ vật nuôi trong thời tiết khắc nghiệt của mùa hè.

Đối với cây trồng, nhất là với rau màu, để phòng tránh khô héo, ảnh hưởng tới sự phát triển, cơ quan chuyên môn khuyến cáo, bà con tích cực tưới nước vào sáng sớm và chiều tối; che chắn trong khung giờ từ 10 - 17h; phủ rơm rạ để giữ ẩm...

Thu Hiền

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục