(HBĐT) - Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai: Dông lốc, mưa lớn cục bộ, rét đậm, rét hại gây mưa vừa, mưa to, dẫn đến thiệt hại trên địa bàn 10 huyện, thành phố.



Tuyến đường tỉnh 435 nhiều đoạn có nguy cơ sạt lở cao.

Theo thống kê của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, toàn tỉnh đã có 206 hộ dân với 784 người bị ảnh hưởng. Về nhà ở, có 211 nhà bị thiệt hại, di dời. Về sản xuất, tổng diện tích bị thiệt hại khoảng 166,224 ha, trong đó, 42,074 ha gieo cấy lúa thuần (32,274 ha thiệt hại trên 70%); 40,65 ha gieo mạ (25,15 ha thiệt hại trên 70%); 64 ha hoa màu (43 ha bị thiệt hại trên 70%); 17,1ha cây trồng hàng năm; 2,4 ha cây ăn quả tập trung và nhiều cây trồng, cây sản xuất bị đổ. Ngoài ra, chăn nuôi cũng thiệt hại đáng kể với 620 con gia súc bị chết.

Thiên tai khiến một số công trình công cộng, giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng và đổ gẫy 16 cột điện hạ thế. Tính trong 4 tháng đầu năm nay, ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh gần 14 tỷ đồng.

Khi có thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu chính quyền địa phương chủ động huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả dông lốc, mưa lũ, sạt lở đất thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ”; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người qua lại; thường xuyên cử người xuống các xã hướng dẫn, chỉ đạo sơ tán, di chuyển người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đảm bảo an toàn; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác khắc phục.

Hiện nay, theo số liệu tổng hợp rà soát từ các địa phương, các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh gồm: 4 điểm xung yếu về đê điều; có 54 hồ chứa thuỷ lợi mất an toàn; 87 điểm sạt lở bờ sông, bờ suối, chiều dài 121km; 90 điểm khu vực dân cư với 5.439 hộ bị ảnh hưởng, 3.679 hộ chưa ổn định; khu vực sạt lở trên các tuyến đường khoảng 50 km; các điểm ngầm tràn kết hợp giao thông có 26 điểm xung yếu,… Từ thực trạng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.


H.N

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục