Tối 19/6, tại Hà Nội, Tổng cục phòng, chống thiên tai tổ chức chương trình toạ đàm "Báo chí phòng chống thiên tai-Báo chí vì cộng đồng".


Toàn cảnh xả nước hồ thuỷ điện Hoà Bình.

Chương trình với sự tham gia của ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai; Nhà báo Hồ Bá Dung, nguyên Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Thành viên Hội đồng giám khảo Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai; Nhà báo Nguyễn Thị Hương Lan, Trưởng phòng nông nghiệp-biển đảo, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam, đại diện nhóm đoạt giải thể loại phát thanh tại giả báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai lần thứ 2; Nhà báo, Đại tá Hồ Công Lĩnh, Báo Quân khu 4, đại diện nhóm đoạt giải câu chuyện có tác động mạnh mẽ nhất tại giả báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai lần thứ 2.

Chương trình toạ đàm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022) và được phát trực tiếp qua faebook tại địa chỉ: Facebook.com/phongchongthientaivn.

TheoPhó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên taiTrần Quang Hoài, thông tin về phòng, chống thiên tai rất phong phú với nhiều thể loại báo chí tham gia như phát thanh, truyền hình, báo viết... Tuy nhiên, để có được những thông tin đó, các nhà báo phải trải qua nhiều khó khăn và vất vả. Thời gian qua, các nhà báo đã đồng hành với ngành phòng, chống thiên tai cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời; từ những thông tin đó đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Nhà báo Hồ Bá Dung chia sẻ, bản thân đã từng là một nhà báo, đã tham gia đưa tin về công tác phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, việc đưa tin về thiên tai đòi hỏi sự lăn xả, sức khoẻ, sự hy sinh..."Thời gian tới nên chăng cần có ngành để đào tạo phóng viên chuyên viết về thiên tai, thảm hoạ và dịch bệnh", nhà báo Hồ Bá Dung đề xuất.

Nhà báo Nguyễn Thị Hương Lan, Trưởng phòng nông nghiệp-biển đảo, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đối với mặt trận phòng, chống thiên tai, các cơ quan báo chí dành sự quan tâm đặc biệt. Mỗi khi có tình huống thiên tai xảy ra, từ sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo phòng cử phóng viên có nghiệp vụ tốt, chuẩn bị mọi điều kiện để có thể tác nghiệp một cách tốt nhất. Ngoài ra, phóng viên làm công tác thông tin về phòng, chống thiên tai còn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân nên khi tác nghiệp, bằng sự yêu nghề, trách nhiệm với nghề, các nhà báo đã dành hết tâm huyết để cho ra đời những tác phẩm báo chí hay.

Nhà báo, Đại tá Hồ Công Lĩnh, Báo Quân khu 4 tâm sự: "Bản thân đã trực tiếp vào khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nên để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Chính từ những ấn tượng này cùng với những lần tham gia tác nghiệp phòng, chống thiên tai, chúng tôi đã cho ra đời tác phẩm "Hoa đỏ giữa thời bình" (tác phẩm đoạt giải câu chuyện có tác động mạnh mẽ nhất tại giải báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai lần thứ 2). Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng cùng với các đồng chí, đồng nghiệp trong công tác thông tin về phòng, chống thiên tai được kịp thời, chính xác, góp phần giảm thiểu thiệt hại, hướng tới xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

Tại chương trình, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến báo chí với công tác phòng, chống thiên tai.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục