(HBĐT) - Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, khó đoán định là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững. Những năm gần đây, năm nào trên địa bàn tỉnh cũng hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, rét hại, nắng nóng gay gắt… gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của người dân.


Hiện nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc còn nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Đã có hàng trăm nghìn ngôi nhà, hàng trăm nghìn hecta sản xuất nông nghiệp cùng rất nhiều gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại. Thiên tai cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình phục vụ đời sống dân sinh và an sinh xã hội, cùng nhiều hồ, đập bị hư hỏng, nguy cơ mất an toàn. Nhiều tuyến đường giao thông từ quốc lộ đến đường liên xã thường xảy ra ngập úng, sạt lở vào mùa mưa. Không ít khu dân cư ở các huyện, thành phố bị sạt lở nghiêm trọng phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn. Điển hình như khu vực sạt lở của 13 khu tái định cư cấp bách đã được xây dựng tại các huyện: Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu và TP Hoà Bình.

Trước diễn biến thực tế của thiên tai và còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh luôn đặc biệt coi trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, nhất là việc chủ động phương án PCTT và khẩn trương khắc phục hậu quả khi xảy ra thiệt hại. Các cấp, ngành liên quan tích cực phối hợp triển khai nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTT còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hiện, tỉnh chưa có đánh giá tổng thể cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu về các vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, vùng thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai. Hệ thống công trình thuỷ lợi; công tác cảnh báo, dự báo còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, dẫn đến đôi lúc bị động trong công tác ứng phó khi thiên tai xảy ra bất thường. Trong tỉnh, địa bàn các xóm, thôn bị ảnh hưởng bởi thiên tai thường nằm ở vùng cao, vùng sâu, xa khu vực trung tâm, đường xá, thông tin liên lạc gặp nhiều khó khăn nên việc truyền tải thông tin thiên tai cũng như thiệt hại đến người dân còn chậm. 

Bên cạnh đó, một số địa phương còn tình trạng chủ quan, chưa đánh giá hết mức độ nguy hiểm của thiên tai; chưa cương quyết đôn đốc, hướng dẫn, cưỡng chế di dời người dân khi xảy ra mưa lũ. Còn nhiều trường hợp, khi nước lũ dâng cao nhưng người và phương tiện vẫn đi qua ngầm tràn, đánh bắt thủy sản hay tắm sông tại vùng nguy hiểm, dẫn đến thiệt hại đáng tiếc về người...

Từ thực tế trên, thời gian qua, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã sát sao chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền, vận động và có biện pháp kiên quyết đến cùng, cưỡng chế di dời đối với các hộ gia đình có nhà ở và sinh sống trong khu vực nguy hiểm khi có mưa lớn xảy ra, không để tình trạng thiên tai gây chết người, thiệt hại về tài sản của người dân. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu về các khu vực sạt lở, vùng thường xuyên bị thiên tai; các khu vực trọng điểm, công trình thuỷ lợi để tiện theo dõi và đề xuất các phương án ứng phó phù hợp. Trước mắt, Sở NN&PTNT đã rà soát, tổng hợp số liệu từ các địa phương, đơn vị, ban hành Công văn báo cáo UBND tỉnh về cơ sở dữ liệu hệ thống các điểm kè sạt lở, khu vực sạt lở, lũ, các hồ chứa lớn xung yếu; các khu vực sạt lở bờ sông, suối; khu dân cư có nguy cơ sạt lở, mất an toàn làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành PCTT.

 Nâng cao chất lượng tuyên truyền, cảnh báo, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu từ 31 trạm đo mưa tự động qua phần mềm Vrain đồng bộ từ các cấp, các ngành, địa phương phổ biến đến người dân và trong cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả PCTT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch di chuyển người dân theo phương châm đảm bảo an toàn về thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19; chú trọng phân vùng rủi ro thiên tai theo cấp độ, từ đó có phương án ứng phó phù hợp. Tiếp tục củng cố, xây dựng đội xung kích PCTT cấp xã hoạt động hiệu quả, đáp ứng với diễn biến phức tạp của thời tiết.

Đặc biệt, để không bị động, bất ngờ trước các loại hình thiên tai, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Trong đó chú trọng kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên để đảm bảo công tác chỉ đạo, chỉ huy từ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết được chủ động, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, nhất là đối với các địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách. Hoàn thiện phương án PCTT thích ứng với biến đổi khí hậu, tích hợp vào quy hoạch phát triển KT - XH chung của tỉnh, làm cơ sở cho phát triển bền vững. Lập đề án quản lý rủi ro thiên tai, cơ sở dữ liệu về thiên tai trên nền tảng kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong phát triển KT - XH tại địa phương. Nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng tham mưu giúp Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp đảm bảo tính chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng, kịp thời với các tình huống có thể xảy ra để ứng phó với thiên tai được hiệu quả nhất...

Thu Hiền

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục