(HBĐT) - Ngày 13/9, UBND tỉnh ban hành Công điện số 07-CĐ/UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Đường An Dương Vương, đoạn qua phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) thường xuyên bị ngập mỗi khi mưa to gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động, phối hợp chặt chẽ, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ", khắc phục nhanh hậu quả, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của mưa lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo các cơ quan chuyên môn, Đài PT-TH tỉnh về tình hình thời tiết tại địa phương, kịp thời hướng dẫn, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất. Tổ chức rà soát, đánh giá lại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá, lũ quét để kịp thời di dời người và tải sản đến nơi an toàn.
Tổ chức lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
Chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai (nếu có), ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ” để ứng phó với mọi tình huống; rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn.
Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ (nhất là xả lũ khẩn cấp), hồ thủy lợi xung yếu, các hồ chứa đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
- Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình và UBND các huyện, thành phố: Kiểm tra, đánh giá mức độ tích nước của các hồ chứa; kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của công trình, kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn đập; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý các sự cố phát sinh.
- Sở GTVT: Chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí máy móc, thiết bị, vật tư và nhân lực ở những vị trí trọng yếu thường xuyên bị sụt trượt để chủ động khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; việc triển khai công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo giao thông phải bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các hạng mục thi công tại khu vực dễ bị sụt trượt, các công trình hay có lũ đột xuất...
- Sở Công Thương: Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ an toàn các hồ chứa thủy điện (nhất là xả lũ khẩn cấp), để kịp thời đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
- Các đồng chí trưởng đoàn và thành viên Đoàn công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh được phân công phụ trách địa bàn các huyện, thành phố thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai, chủ động kiểm tra, chỉ đạo địa phương trong công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của mưa lũ.
- Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình mưa lũ để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.
- Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ và các tình huống bất thường gây ra theo phương châm "Bốn tại chỗ"…
P.V (TH)
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2107/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Nhận thức rác thải nhựa là loại rác nguy hại, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến môi trường sống. Thời gian qua, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã nỗ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hạn chế sử dụng và xử lý rác thải nhựa.
Những năm qua, Hội LHPN xã Phú Cường (Tân Lạc) tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do các cấp, ngành và địa phương phát động. Qua các phong trào đã có nhiều công trình, phần việc mang dấu ấn của phụ nữ được thực hiện có hiệu quả, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, điển hình như mô hình "Ngôi nhà xanh”, "Tuyến đường hoa phụ nữ”.
Ngày 28/11, tại TP Sơn La (Sơn La), Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khai giảng khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông năm 2023.
Ngày 26/11, miền Bắc tiếp tục duy trì tiết trời nắng ấm. Miền Trung mưa to, cục bộ có mưa rất to và giông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/11, một vài nơi có mưa to, với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.