Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường...
Nước dằn tàu là nước hồ, sông, nước biển được bơm vào trong tàu nhằm điều chỉnh giữ cho tàu ổn định khi di chuyển. Nước này thường chiếm từ 30-40% trọng tải của tàu. Khi tàu lấy hàng sẽ xả nước dằn ra, cùng theo đó là hàng nghìn sinh vật ngoại lai, chủ yếu là phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật không xương sống.
Trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn thì có tới 64% có sinh vật ngoại lai được các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM phát hiện.
TS. Trần Triết, ĐH KHTN TP.HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu”, cho biết, sau khi nghiệm thu ở Sở KHCN TP.HCM vào giữa tháng 4, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển cho cảng vụ hàng hải TP.HCM tham khảo để có hướng phát triển ứng dụng thực tế.
 |
64% trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn mà các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM thu nhận có sinh vật ngoại lai. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: Thái Phương |
Theo TS. Trần Triết, đây là đề tài đầu tiên ở VN nghiên cứu về mối nguy hại của sinh vật ngoại lai cũng như phương hướng xử lí. Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, làm phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường... Mặc dù có nhiều nguy hại nhưng đến nay vấn đề kiểm soát vẫn thả lỏng.
Được biết, ở Mỹ và nhiều nước khác, việc kiểm soát sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu rất chặt chẽ. Theo đó, tàu biển trước khi cập cảng một quốc gia nào đó bắt buộc phải xả nước dằn tàu ra biển trước và thay nước. Mục đích để sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu sẽ bị triệt tiêu do thay đổi điều kiện sống giữa nước ngọt và nước mặn. Quy định này không hề được quan tâm ở VN.
Ngoài quy định trên, tàu cập cảng cần phải được kiểm tra nước dằn tàu khi vào cảng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TS. Trần Triết, chỉ rất ít tàu cập các cảng TP.HCM được kiểm tra và nếu có thì cũng vì mục đích kiểm dịch chứ không vì ngăn chặn sinh vật ngoại lai.
Theo Vietnamnet
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.