3G được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phổ cập kết nối Internet đến các vùng sâu, vùng xa.

3G được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phổ cập kết nối Internet đến các vùng sâu, vùng xa.

Hiện mới chỉ có 3 nhà mạng là Viettel, MobiFone và VinaPhone cung cấp 3G, song Viettel là nhà mạng đầu tiên phủ sóng 3G 63/63 tỉnh thành.

Với điểm ưu việt là dùng sóng di động, 3G đang được kỳ vọng là giúp VN rút ngắn khoảng cách số - điều mà ADSL khó có thể làm được khi mà hạ tầng mạng khó triển khai ở vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình khó khăn.

3G và giấc mơ băng rộng


Giữa tháng 5.2010, VN tổ chức hội nghị viễn thông quốc tế với chủ đề “Hiện thực hoá xã hội kết nối băng rộng tại VN”. Thực tế, dù băng rộng đã khá phổ biến tại VN, nhưng để hiện thực hoá cho số đông cư dân có thu nhập trung bình trở xuống, đặc biệt là việc rút ngắn khoảng cách số giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa... thì băng rộng vẫn là một giấc mơ?

Vậy liệu VN có nên “mơ” về tương lai tốt đẹp này? Về khả năng công nghệ, các chuyên gia cho rằng 3G có đủ điều kiện để thay thế ADSL vốn cần sự lắp đặt khá phức tạp về hạ tầng mạng cáp... Trong khi đó, 3G dùng sóng di động có thể khắc phục được các yếu tố về địa hình, khoảng cách...; đồng thời, cũng dễ thoả mãn các điều kiện lắp đặt hơn so với mạng ADSL.

Đặc biệt hơn, việc các mạng di động cung cấp 3G, trong đó có thiết bị USB modem kết nối Internet càng làm tăng khả năng để có thể đáp ứng nhu cầu kết nối băng rộng cả từ điện thoại di động và từ máy tính.

Các chuyên gia nhận định, việc nhà mạng viễn thông có 3G đã giúp các DN này “thêm tay” và trở thành DN cung cấp Internet chính là bước đột phá về công nghệ, để VN sớm có thể hiện thực hoá giấc mơ.

Tuy nhiên đến đây, câu hỏi đặt ra là: 3G là dịch vụ xa xỉ, liệu đối tượng bình dân có cơ hội để tiếp cận khi mà vấn đề giá cả, thiết bị, cước phí... là những chi phí lớn? Nếu không thoả mãn những điều kiện này, 3G sẽ chỉ là “giấc mơ đẹp” rất gần, nhưng lại khó có thể với đến được.

Làm gì để hiện thực hoá giấc mơ?


Theo các chuyên gia, vấn đề giá cả, thiết bị, cước phí... là những chi phí lớn mà người dân không dễ tiếp cận. Theo cam kết, VinaPhone sau 3 năm mới triển khai phủ sóng 50% vùng dân cư. Trong khi đó, MobiFone cũng chỉ cam kết trong vòng 1 năm sẽ phủ sóng 3G tới 100% đô thị. Chỉ có riêng Viettel là đã phủ sóng 63 tỉnh.

Về chính sách giá, trong khi MobiFone và VinaPhone khai thác khách hàng có thu nhập khá thì Viettel chủ trương “bình dân hoá” dịch vụ 3G.

Để giúp cộng đồng trải nghiệm băng rộng 3G, hiện Viettel tung ra gói cước D-Com 3G, trong đó D-com 3,6Mbps giá khuyến mãi là 680.000đ/cái (gồm phí hòa mạng 65.000đ đối với trả trước và phí hòa mạng 119.000đ đối với trả sau).

Đối với bộ D-com 7,2Mbps thì giá trọn bộ là 780.000đ. Bên cạnh đó, Viettel cũng bình dân hoá giá cước, trong đó với tối thiểu 30.000đ/tháng, khách hàng đã có thể dùng 600MB.

Số đông cư dân thuộc cộng đồng số nhận định, thiết bị USB modem hiện có giá khá cao. Nếu có thể nhập khẩu công nghệ, hoặc chế tạo thành công và giảm giá thiết bị này, chắc chắn mức độ phổ cập Internet cho người dân sẽ được cải thiện.

Còn các chuyên gia CNTT thì phân tích: VN đang trong giai đoạn chuẩn bị tăng tốc để sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Với việc các DN viễn thông cung cấp 3G - trong đó có Internet 3G - sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận Internet với chi phí hợp lý. Thậm chí, các chuyên gia kỳ vọng đây sẽ là giải pháp giúp VN có thể sớm hiện thực hoá giấc mơ băng rộng và xoá khoảng cách số.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục