Trong phòng thí nghiệm sản xuất Hydro sinh học.

Trong phòng thí nghiệm sản xuất Hydro sinh học.

Các nhà nghiên cứu đã kết hợp thành công hai loại vi khuẩn để tạo ra hydro trong nồi phản ứng sinh học chứa các phế thải trong quá trình chế biến thực phẩm.

 

Theo một bài bào đăng trên Tạp chí Microbiology Today, công nghệ này còn có thêm một ưu điểm: các enzym thải bỏ còn được tận dụng để thu hồi các kim loại quý từ các chất xúc tác để chế tạo ra các pin nhiên liệu chuyển hoá hydro thành năng lượng.

Hydro tính theo khối lượng chứa năng lượng nhiều hơn dầu mỏ đến 3 lần, thuộc loại có năng lượng cao nhất. Việc khan hiếm nguồn năng lượng hiện nay buộc người ta phải nhìn nhần lại giá trị của loại nhiên liệu bị bỏ quên có thể sinh ra nhờ vi khuẩn này. 

Hàng năm, khoảng 1/3 lượng lương thực tiêu dùng ở Anh Quốc bị thải bỏ, lên tới 7 tiệu tấn. Đa số lượng phế thải này được chôn xuống đất, sinh ra các khí như mêtan, một trong các thành phần của khí nhà kính. Phế thải đó cần phải được xử lý theo một hướng khác, không gây hại, mà ngược lại còn mang lại lợi ích. Đó là suy nghĩ của TS Marr Redwood, Trường ĐH Birmingham. Ông cho biết: Các loại vi khuẩn như vi khuẩn dị dưỡng (heterotroph), lam khuẩn (cyanobacteria), vi tảo (microalgae)… có thể sản sinh ra được hydro sinh học bằng nhiều cách khác nhau để làm nguyên liệu cho pin nhiên liệu”.

Khi không có oxy, các vi khuẩn lên men sử dụng cacbohydrat (như đường) để tạo ra hidro và các axit. Những loại vi khuẩn khác như vi khuẩn tía (purple bacteria) dùng ánh sáng để tạo ra năng lượng và sản sinh ra hydro để giúp chúng bẻ gãy các phân tử như axit. Giáo sư Lynne Makaskie, ĐH Birmingham đã thiết kế ra hai loại thiết bị phản ứng sinh học, tạo ra điều kiện lý tưởng để hai chủng vi khuẩn này sản sinh ra hydro.

TS Mark Redwood nói: “Kết hợp hai chủng sinh ra được nhiều hydro hơn một loại đơn độc. Song muốn đưa ra công nghiệp, sẽ gặp 2 thách thức lớn:

1. Phải thiết kế được thiết bị phản ứng sinh-quang học (photobioreactor) để thu được ánh sáng từ một vùng rộng lớn.

2. Bảo đảm được một nguồn nguyên liệu cacbohydrat dồi dào và ổn định.

Bổ sung khâu tiền xử lý, nguồn nguyên liệu có thể mở rộng ra các nguyên liệu rẻ tiền khác như lõi ngô, vỏ trấu lúa mì mà hàng năm Anh có hàng chục triệu tấn. Như vậy, thay vì việc chôn hoặc rải trên mặt đất, có thể dùng vi khuẩn chuyển thành hydro sinh học, vừa giảm được sự biến đổi khí hậu, vừa bảo đảm được an ninh năng lượng.

Trường ĐH Birmingham đã thành lập Công ty Biowaste2energy Ltd, để triển khai và thương mại hoá công nghệ biến phế thải thành năng lượng.   

                                                              Theo Vietnamnet

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục