Việc thành lập các Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung sẽ góp phần hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT, góp phần định hướng và phát triển toàn ngành công nghiệp CNTT trong cả nước.

Đây cũng là những trung tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm CNTT; tạo ra các sản phẩm và dịch vụ CNTT có khả năng thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực viễn thông, tài chính (thuế, kho bạc, kiểm toán...), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế,  an ninh quốc phòng.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc thành lập các khu CNTT còn nhằm phục vụ cho việc đào tạo chuyển giao CNTT; là nơi ươm tạo doanh nghiệp CNTT Việt Nam; tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước,...

Trước những vai trò quan trọng của Khu CNTT tập trung hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định quy định về Khu CNTT tập trung.

Việc thành lập các Khu CNTT tập trung sẽ góp phần hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT. Ảnh minh họa.
Việc thành lập các Khu CNTT tập trung sẽ góp phần hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT. Ảnh minh họa.

6 chức năng của Khu CNTT tập trung

Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Khu CNTT nên tập trung thực hiện 6 chức năng: 1- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNTT và cung ứng dịch vụ CNTT; 2- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển về CNTT; 3- Đào tạo nhân lực CNTT; 4- Ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp CNTT; 5- Tổ chức hội chợ, triễn lãm, trình diễn sản phẩm và dịch vụ CNTT; 6- Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động CNTT.

Trong dự thảo quy định về Khu CNTT tập trung, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng 5 điều kiện thành lập mới Khu CNTT tập trung. Theo đó, điều kiện đầu tiên là phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung, hoặc Chương trình phát triển công nghiệp CNTT quốc gia đã được phê duyệt, hoặc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Ngoài ra còn đáp ứng các điều kiện khác như: thực hiện các hoạt động phù hợp với chức năng của Khu CNTT; tổng diện tích đất của các khu CNTT tập trung đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 70%; có quy mô thích hợp về diện tích sử dụng, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, cung ứng dịch vụ CNTT, nghiên cứu và phát triển CNTT, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp CNTT; có địa điểm thuận lợi về giao thông và thuận lợi cho việc liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất về CNTT.

Thẩm quyền thành lập, mở rộng khu CNTT tập trung cấp trung ương quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp địa phương do UBND tỉnh quyết định sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2 loại Khu CNTT tập trung

Dự thảo nêu rõ, Khu CNTT tập trung bao gồm 2 loại.

Loại 1 là khu CNTT tập trung chuyên biệt, có ranh giới địa lý xác định, tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động phù hợp với chức năng của Khu CNTT tập trung.

Các loại hình bao gồm: Khu công nghiệp, công viên phầm mềm, trung tâm công nghệ phần mềm, trung tâm CNTT và các loại hình khu khác đang hoạt động thỏa mãn các điều kiện sẽ được xem xét công nhận khu CNTT tập trung.

Để được công nhận là Khu CNTT loại 1, ngoài việc phải đáp ứng quy hoạch hoặc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; phải có ít nhất 80% lao động trên tổng số lao động và có tối thiểu 2.000 lao động làm việc chuyên môn về CNTT.

Khu CNTT tập trung loại 1 được tổ chức thành 2 nhóm phân khu chức năng chính gồm: Nhóm phân khu thực hiện các chức năng của khu CNTT tập trung (như: Khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT, Khu nghiên cứu - phát triển và đào tạo - Vườn ươm CNTT - Tư vấn...) và Nhóm phân khu cung cấp các dịch vụ dân sinh cho khu CNTT tập trung (gồm: Khu nhà ở cho chuyên gia, Khu sinh thái và dịch vụ dân sinh, Khu Tài chính hoặc liên kết tài chính...).

Tuy nhiên, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các Khu CNTT tập trung có thể không có đầy đủ các phân khu chức năng như trên nhưng tổng diện tích Nhóm phân khu thực hiện các chức năng của khu CNTT tập trung vẫn phải đảm bảo chiếm tối thiểu 60% diện tích tổng thể Khu CNTT tập trung. Phân Khu nhà ở cho chuyên gia không được chiếm quá 5% diện tích tổng thể Khu CNTT tập trung.

Loại 2 là khu bao gồm ít nhất 2 cơ sở hoạt động phù hợp với chức năng của Khu CNTT tập trung, nằm tách rời nhau nhưng cùng thuộc một khu vực địa lý (gồm một hoặc một số khu vực địa giới hành chính liền kề) và có sự liên kết hoạt động.

Để được công nhận là Khu CNTT tập trung loại 2, ngoài việc phải phù hợp với Quy hoạch hoặc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; khu này phải có ít nhất 80% lao động trên tổng số lao động và có tối thiểu 1.000 lao động làm việc chuyên môn về công nghệ thông tin; các cơ sở thuộc cùng một Tổ chức quản lý hoặc có sự liên doanh, liên kết, hợp tác hoạt động.

                                                                                               Theo Vnn

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục