Nhiều công trình nước sinh hoạt ở xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng bỏ không.

Nhiều công trình nước sinh hoạt ở xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng bỏ không.

(HBĐT) - Gần 3 tỷ đồng là tổng nguồn vốn các công trình nước sinh hoạt tại xã vùng cao đặc biệt khó khăn Yên Thượng (Cao Phong). Giá trị đầu tư tuy lớn nhưng sau khi đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, hầu hết các bể nước tập trung ở trong tình trạng không có nước, đồng nghĩa với việc một hạng mục công trình có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân sinh không còn phát huy tác dụng.

 

Trong 4 năm (2005 - 2008), các dự án Giảm nghèo (WB), chương trình 134, 135 của Chính phủ đã tiến hành khảo sát nhu cầu và lựa chọn nước sinh hoạt làm hạng mục đầu tư. Theo ông Bùi Thanh Hà - Chủ tịch UBND xã thì mỗi chương trình, dự án đã đầu tư trên, dưới 1 tỉ đồng để 11/12 xóm được thụ hưởng công trình. Toàn bộ hệ thống bao gồm 8 bể nguồn chính và 150 bể tập trung. Bình quân mỗi nhóm 8 - 10 hộ gia đình dùng chung một bể nước sinh hoạt. Qua tình hiểu thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến công trình nước sinh hoạt không phát huy hiệu quả đã nhiều ngày nay là việc khảo sát của chủ đầu tư chưa sát với thực tế dẫn đến thiết kế chưa hợp lý. Các bể này thường chỉ có nước vào mùa mưa còn vào mùa khô, nước ở bể nguồn trong tình trạng cạn kiệt. Bên cạnh đó là những bất cập trong việc sử dụng công trình của bà con.

 

Vào mùa mưa, trên địa bàn xã còn khoảng 50% bể tập trung tại các xóm có nước từ bể chính dẫn về. Thế nhưng, tại một số công trình xảy ra hiện tượng các hộ gia đình gần khu vực bể đã tự ý đào bới, trích ống nước chìm rồi dùng ống nhựa dẫn nước thẳng về nhà mình. Sự vô ý thức của người dân dẫn đến việc thất thoát nước, đặc biệt là không thể điều tiết nước đến được với các hộ gia đình nằm xa bể tập trung. Hiện tượng hỏng phao, vòi xả tại các bể cũng phổ biến do cả yếu tố khách quan và chủ quan.

 

Trước tình cảnh có công trình nhưng không có nước, nhiều hộ phải lặn lội đi tìm nguồn nước khác nhưng cũng chỉ đủ dùng cho những sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, UBND xã, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con, thậm chí dùng biện pháp xử phạt hành chính đối với trường hợp tái diễn việc tự ý trích dẫn nước về hộ nhiều lần. Đồng thời, tháo dỡ ống nhựa, khắc phục lại đường ống nước chìm như hiện trạng lúc ban đầu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay một số bể nguồn, bể tập trung đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo việc cung cấp nước. Thực trạng quản lý, bảo vệ công trình ở đây cũng bộc lộ không ít hạn chế và lo ngại. Đó là ở cấp xã không thành lập Ban quản lý, toàn bộ hệ thống công trình được giao về cho các xóm mà trưởng xóm trực tiếp là người quản lý, trông coi.

 

Tìm giải pháp khắc phục tình trạng công trình không phát huy hiệu quả, ông Chủ tịch UBND xã cho rằng, tới đây xã sẽ chỉ đạo các xóm xây dựng quy chế quản lý, sử dụng công trình nước, thành lập tổ quản lý tại các xóm có công trình. Đối với các công trình lỗi thiết kế, khảo sát cần huy động kinh phí bảo dưỡng, duy tu, đồng thời tích cực vận động nhân dân đóng góp, ủng hộ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức bảo vệ công trình nước sinh hoạt trong nhân dân, kiên quyết xử lý các hộ dân còn thiếu ý thức.   

 

                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục