Thuỷ điện được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh sạch nhất và rẻ nhất, có sẵn để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, về mặt môi trường cái hại của thuỷ địên khá lớn, đôi lúc cái hại hơn lợi.

 

Trước khi, trong khi và sau khi xây đập xong, thiên nhiên bị phá hoại tỷ lệ thuận với quy mô của đập. Từ đó thường xuyên tồn tại nhưng nguy cơ xảy ra các tai nạn vào bất cứ lúc nào.

Mô tả ảnh.
Các đập thủy điện ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn người ta vẫn nghĩ. Ảnh: Internet.

Trước khi xây đập

Trước hết, địa điểm thích hợp để xây đập thủy điện thường là miền núi có sông chảy qua. Tại đây có hệ sinh thái rừng với động thực vật và người dân đang sống trong vùng. Để xây đập và hồ chứa nước phải khai quang một diện tích rừng rất lớn, kể cả vùng rừng xung quanh. Chính điều này sẽ huỷ hoại phần lớn Thiên nhiên, làm mất đi môi trường sinh sống lâu đời của động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu, quý hiếm.

Việc xây đập và hồ chưa nước buộc dân địa phương phải di chuyển  nơi sinh sống. Cuộc sống của họ bị đảo lộn. Nền văn hoá và phong cách sống của họ không thể bảo tồn được như xưa nữa. Trong đa số trường hợp, nơi ở mới không thuận lợi bằng nơi họ đang sống và việc đền bù không thể bù đắp lại được những thiệt hại và tổn thất mà họ phải chịu đựng. Tất cả phải làm lại từ đầu trên vùng đất mới với những điều kiện rất khó khăn và không phải có thể giải quyết nhanh chóng.      

Khi con đập hoạt động

Tại địa điểm xây dựng, sông không tồn tại nữa, một hồ nhân tạo khổng lồ xuất hiện. Với điều kiện nước đứng yên của những hồ nước mới sẽ thu hút các côn trùng lan truyền bệnh tật. Những người dân sống gần đập sẽ phải đối phó với nguy cơ lớn đối với sức khoẻ. 

Vì các đập thường được xây trên núi, nên nhiều vụ lở đất và trượt đất đã xảy ra. Khi đột nhiên xây những con đập để giữ nước ở độ cao hàng trăm, có khi hàng nghìn mét so với mặt biển nền đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra đối với con đập Vajont vào năm 1963, khiến 2000 người bị chết do đất trượt. 

Phục hồi khó hơn xây dựng

Thiệt hại đã gây ra khi phá rừng, đào hồ chứa nước làm Thiên nhiên khó có thể phục hồi. Khi sinh thái bị phá huỷ cần hàng trăm năm mới xây dựng lại được một sự cân bằng mới và cũng có thể vĩnh viễn bị huỷ hoại.

Thế nhưng người ta vẫn ngăn sông đắp đập để đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp. Làm thế nào để có phương án thay thế trước khi chúng ta phá huỷ những con sông là điều mà các nhà chiến lược phải cân nhắc một cách toàn diện. 

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục