Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có xu hướng cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, chuyển sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện tử. Trong khi, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp chủ lực do đó ngành công nghiệp này của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh.

 

Thêm vào đó, các doanh nghiệp của ngành phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ đầu năm 2010, theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam tại Tuần lễ tin học lần thứ 19 hôm 22.12.

Các linh kiện điện tử chủ yếu là nhập khẩu.


Doanh nghiệp FDI làm xương sống

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam được xây dựng lại và phát triển từ đầu những năm 90. Hiện toàn ngành có khoảng 300 doanh nghiệp trong đó 1/3 là doanh nghiệp FDI tập trung chính hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn từ năm 1994 -2000, các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp các sản phẩm điện tử tiêu dùng phục vụ thị trường trong nước. Từ năm 2000 đến nay ngành chuyển sang lắp ráp các sản phẩm IT, sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử và máy tính xuất khẩu. Thế nhưng, sản xuất phụ tùng linh kiện xuất khẩu chủ đạo là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp vốn nội tham gia vào ngành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện khâu lắp ráp cùng với  một số doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc 100% vốn ngoại). Đặc biệt khâu thương mại dịch vụ chủ yếu là doanh nghiệp vốn nội đảm nhiệm.

Do vậy, đã mất cân đối cơ cấu sản phẩm, công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm thể hiện rõ ở tỷ lệ nội địa hóa thấp và doanh nghiệp cũng không thu được nhiều lợi nhuận do giá trị gia tăng ở các khâu gia công, lắp ráp thấp.

Mặc dù 10 năm trở lại đây, xuất khẩu của ngành tăng hơn 20 lần (năm 1996: 94 triệu USD đến năm 2006 đã đạt mức 1,7 tỷ USD) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại nằm ở các doanh nghiệp FDI (chiếm đến 90% tổng giá trị). Các doanh nghiệp này cũng dẫn đầu thị phần trong nước (chiếm 80% thị trường) trong khi số doanh nghiệp FDI chiếm chưa đầy 1/3 tổng số các doanh nghiệp điện tử, CNTT cả nước.

Nguy cơ sụt giảm ngành hàng

Nhìn lại quá trình phát triển 20 năm, cơ bản ngành đã thỏa mãn được nhu cầu thị trường nội địa các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng. Từ gia công lắp ráp đơn giản đã nghiên cứu thiết kế chế tạo một số sản phẩm điện tử Việt nam và phụ tùng linh kiện xuất khẩu. Thu hút được dòng vốn  ngoại nhờ các chính sách đổi mới và tham gia WTO. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2010, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng ảnh hướng tới các doanh nghiệp do bỏ các loại trợ cấp, ưu đãi cho ngành hàng vì vậy các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng đã cắt giảm sản xuất, chuyển sang nhập khẩu, phân phối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cả hai lĩnh vực sản xuất và phân phối. Cạnh tranh trong ngành hàng càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI trên cả ba lĩnh vực sản xuất, phân phối và dịch vụ. Trong khi đó, dư âm của cuộc khủng hoảng toàn cầu và lạm phát kéo theo giá cả nhiên liệu, nguyên vật liệu đầu vào tăng đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một điểm yếu khác của ngành công nghiệp phần cứng này là thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ, công nghiệp, các trung tâm thiết kế IC mạnh. Trong khi, cơ chế thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, CNTT chưa rõ ràng. Mặt khác, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử thành các doanh nghiệp lắp ráp chuyên nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu.

Trong khi, hiện nay do có sự biến động trên thị trường thế giới và khu vực nên đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam là một trong các đích đến. Đồng thời nhu cầu sản phẩm kỹ thuật số và phụ tùng linh kiện điện tử của thị trường thế giới và cả thị trường nội địa với hơn 43 triệu người dưới tuổi 30 có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm điện tử, CNTT.

 

                                                                            Theo VietNamNet

 

 


Các tin khác


"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục