Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật sẽ không đạt được tình trạng ổn định trong trường hợp tất cả các nguồn điện vận hành bị mất hoặc cắt đứt, ngay cả khi các nhà quản lý đã chuẩn bị những nguồn điện dự phòng mới hoặc các máy phát điện nhân như trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.


Vị trí các lò phản ứng tại tổ hợp nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật. Ảnh: CNET.

Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật, khả năng không đảm bảo được sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân tại đất nước mặt trời mọc là có thực, vì những nguồn điện dự phòng không đủ để vận hành tất cả thiết bị cần thiết để giữ mát cho các lò phản ứng.

Nhiều lò phản ứng tại Nhật hiện vẫn không có nguồn năng lượng thay thế khẩn cấp nếu các máy phát điện chạy bằng dầu diesel không hoạt động, như trong trường hợp tại nhà máy Fukushima sau khi hứng chịu thảm họa "kép" động đất 9,0 độ richter và sóng thần vào ngày 11/3 vừa qua.

Cơ quan giám sát hạt nhân của chính phủ Nhật đã chỉ đạo các đơn vị quản lý nhà máy điện nguyên tử phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng bị mất điện, ví dụ như bằng cách bảo đảm các nguồn điện trên xe di động, để ngăn chặn một thảm họa khác diễn ra. Tại Fukushima, mạng lưới điện và hầu hết các máy phát điện diesel khẩn cấp đã bị động đất và sóng thần vô hiệu hóa hoàn toàn, dẫn đến việc bị mất các chức năng làm mát trọng yếu của lò phản ứng.

10 công ty đang sở hữu các nhà máy hạt nhân và Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật tuyên bố, họ hiện đã triển khai các loại xe cấp phát điện và máy phát điện di động. Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành công nghiệp năng lượng nói, nguồn cung cấp điện kiểu này chỉ có thể chạy được các máy đo đếm và các thiết bị phun nước quy mô nhỏ. "Chúng không đủ để được mô tả là các nguồn dự phòng cho những máy phát điện khẩn cấp", một nguồn tin nhận định.

Chỉ có mình Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) - doanh nghiệp quản lý nhà máy gặp sự cố Fukushima - quả quyết có thể duy trì việc làm mát 4 trong số các lò phản ứng đang hoạt động của họ tại khu liên hợp điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata thông qua việc sử dụng một máy phát điện công suất 4.500KW và 4 máy phát điện 500KW.

Trong số các doanh nghiệp quản lý tuyên bố không thể bảo đảm được nguồn điện dự phòng là Công ty điện nguyên tử Nhật. Công ty này tiết lộ, họ cần khoảng 3.500KW điện để duy trì việc làm mát an toàn cho lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện Tsuruga ở tỉnh Fukui, nhưng chỉ mới triển khai được một xe cấp phát điện công xuất 220KW và một xe công suất 800KW.

Trong khi đó, nhằm công bố thông tin thống nhất hơn về cách Nhật đang đối phó với thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nước này, chính phủ Nhật và TEPCO hồi đầu tuần đã tổ chức một cuộc họp báo chung lần đầu tiên. Ngành công nghiệp điện lực, Cơ quan hạt nhân và an toàn công nghiệp của chính phủ, Bộ Khoa học và Ủy ban an toàn hạt nhân Nhật cũng đã tổ chức các cuộc họp báo riêng rẽ về sự việc. Tuy nhiên, Goshi Hosono, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Naoto Kan, nhấn mạnh ông muốn tránh sự mâu thuẫn hoặc chồng chéo về thông tin do nhiều nguồn khác nhau công bố.

Hôm 27/4, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đưa ra đánh giá mới nhất về hiện trạng an toàn hạt nhân ở Nhật. Báo Voice of Russia dẫn báo cáo của IAEA cho hay, tình hình tại nhà máy Fukushima số 1 nhìn chung vẫn rất nghiêm trọng, các mức phóng xạ tại đây đã tăng lên mức cao nhất kể từ sau khi thảm họa kép nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà máy đã phục hồi một số chức năng. Mức phóng xạ tăng cao đã khiến cho hàng chục nghìn người phải sơ tán khỏi vùng thảm họa.

                                                                              Theo VNN

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục