Là nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn cùng đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu nhất cả nước, thế nhưng trong 3 năm qua, Hà Nội chỉ có 72/375 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp thành phố được các trường ĐH, CĐ triển khai thực hiện. Con số khiêm tốn này được cho là chưa xứng với tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường.

 

Chưa có đầu mối tập hợp

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Lương nêu ví dụ từ trường mình: So với thực tiễn đặt ra thì số lượng đề tài cấp sở và các dự án sản xuất thử nghiệm chưa nhiều. Đơn cử như đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ các cấp mỗi năm, song trong giai đoạn 2001-2009, trong số các đề tài, dự án do trường đề xuất và thực hiện, chỉ có 47 đề tài phục vụ trực tiếp Thủ đô. Trong hai năm qua thì chỉ có 8 đề tài /dự án cấp Sở KHCN Hà Nội đã và đang được thực hiện tại trường.


Trong quá trình phát triển các hoạt động kinh tế xã hội Thủ đô đòi hỏi phải thường tiếp cận và cập nhật được các thành tựu KHKT mới nhất và kịp thời nghiên cứu, ứng dụng một cách phù hợp với điều kiện và yêu cầu của Hà Nội. Để làm được điều đó, Hà Nội phải sử dụng một đội ngũ đông đảo cán bộ KHKT ở trình độ cao trên mọi lĩnh vực. Hà Nội không thể có riêng đội ngũ này mà phải khai thác, huy động từ nhiều cơ quan, trong đó có các trường ĐH, CĐ.

Ông Nguyễn Cảnh Lương cho rằng: Về công tác quản lý, sự phối hợp giữa Sở KHCN với nhà trường chưa chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện đề tài, nên chăng cần tăng cường việc theo dõi, giám sát và tổ chức Hội đồng khoa học để đánh giá các kết quả nghiên cứu nhằm phần nào bảo đảm ngân sách nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, thiết thực hơn.

Nhằm tăng cường sự phối hợp giữa thành phố với các trường ĐH trên địa bàn, lãnh đạo nhiều trường đồng ý với Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Vịnh của trường ĐH Giao thông Vận tải: Cần xây dựng một đơn vị đầu mối có chức năng tập hợp đầy đủ thông tin, nhu cầu về nhiệm vụ KHCN cần giải quyết mà các trường ĐH, CĐ có thể tham gia, cung cấp cho các trường, hoặc các trường có thể tìm kiếm để hợp tác, tham gia thực hiện. Trước mắt có thể thành lập một website riêng để phục vụ công tác này. Hiện tại, ông Nguyễn Văn Vịnh cho rằng: Sự gắn kết, trao đổi thông tin, đề xuất nhiệm vụ KHCN giữa các trường với các ban, ngành chức năng của Hà Nội và các địa phương còn thiếu hẳn một cơ chế, một tổ chức để khâu nối và triển khai.

Đặt hàng và tạo không gian mở

Theo ông Nguyễn Cảnh Lương, hằng năm các trường mới chỉ chú trọng đến việc đề xuất, triển khai các loại đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, và các đề tài có yếu tố nước ngoài mà chưa thực sự quan tâm đến công tác triển khai, thực hiện các đề tài cấp sở. Ông Nguyễn Văn Vịnh nói thêm: Các trường ĐH, CĐ cần chủ động "đi thực tế" tới các địa phương nhằm nắm bắt nhu cầu từ thực tiễn, từ đó xây dựng các chương trình nghiên cứu gắn liền với thành phố.

Theo đánh giá của Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Nguyễn Quang Kim về khả năng cũng như nhu cầu trong sự phối hợp NCKH của trường với Sở KHCN Hà Nội thì, do đặc thù chuyên môn, các đề tài của nhà trường là các đề tài cấp bộ, đề tài độc lập cấp Nhà nước... nhưng vẫn có nhiều đề tài liên quan mật thiết đến Hà Nội. Đặc biệt, việc Hà Nội mở rộng lại càng đặt ra cho các chuyên gia của trường hướng nghiên cứu gắn với Thủ đô.

Bên cạnh các ý kiến đặt nặng vai trò đầu mối của Sở KHCN, ông Nguyễn Quang Kim đã nêu ra một khía cạnh đáng chú ý liên quan tới sự phối hợp mà các bên đang tìm kiếm: Do đặc thù chuyên ngành nên một số hoạt động KHCN của trường không thể dàn trải ở mọi lĩnh vực một cách toàn diện mà cần hợp tác đi sâu và có sự phối hợp với các lĩnh vực khác một cách đồng bộ, liên ngành (ví dụ như thủy lợi, nông nghiệp, giao thông, xây dựng hạ tầng đô thị), có kế hoạch do các sở chủ trì tạo ra không gian mở cho NCKH của các nhà trường.

Phó Hiệu trưởng Nguyễn Tất Cảnh, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng nêu giải pháp để sự phối hợp giữa các bên được chặt chẽ: Hà Nội cần mạnh dạn đầu tư đặt hàng cụ thể với mỗi trường nhiệm vụ để hoàn thiện công nghệ phục vụ Hà Nội. Còn các trường ĐH, CĐ, cần xác định quan điểm nghiên cứu phục vụ nhu cầu thực tế đối với các nhà khoa học một cách rõ ràng. Đồng thời Hà Nội cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tại địa bàn.
 
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và nhiều trường khác cùng đề cập đến một "đầu mối" quan trọng, đó là Đảng ủy Khối các trường ĐH và CĐ Hà Nội. Đảng ủy khối nhiều thuận lợi nhất trong việc lãnh đạo, tập hợp đội ngũ trí thức thuộc tất cả các lĩnh vực. Để phát huy vị thế này, Đảng ủy Khối cần được Thành ủy giao như một đơn vị đầu mối trong việc huy động sự tham gia, tập hợp lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong các trường về vấn đề phát triển Thủ đô.

                                                                        Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục