Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song Việt Nam đã và đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nghiêm trọng - nhiều nghiên cứu gần đây đều chung nhận định trên. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới 5,5% GDP hằng năm.
Tài nguyên suy kiệt
TS Lê Hà Thanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, năm 2010, Việt Nam chỉ còn khoảng hơn nửa triệu hécta rừng nguyên sinh phân bố rất rải rác với khả năng phục hồi thấp. Theo ước tính của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT), cuối năm 2010, diện tích rừng toàn quốc đạt khoảng 13.390.000ha với độ che phủ ước đạt 39,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong chiến lược bảo vệ và phát triển rừng.
Quá trình phát triển kinh tế đang xâm lấn sự đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên.
Ảnh: Yến Ngọc
Quá trình phát triển kinh tế thực sự đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của rừng. Những năm qua, diện tích rừng mất "một cách hợp lý" do khai thác chiếm 34% và diện tích đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng lên tới hơn 42%. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu nhằm phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như cao su, cà phê và đặc biệt là phục vụ ngành thủy điện. Điều đáng lo ngại là tốc độ phát triển thủy điện ngày một gia tăng, số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ngày một nhiều. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 12 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì đến năm 2008, cả nước có thêm 24 nhà máy, số nhà máy được tăng thêm vào năm 2010 là 19.
Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức tài nguyên nước cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Theo tính toán, lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt Nam chỉ khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước thì Việt Nam đang thiếu nước trầm trọng. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo dự tính, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người của các con sông Việt Nam chỉ còn khoảng 2.830 m3/người/năm.
Rừng thu hẹp, nước cạn kiệt, nên tốc độ suy giảm đa dạng sinh học đang gia tăng nhanh chóng dẫu Việt Nam từng được Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới đánh giá là một trong 16 quốc gia có mức đa dạng sinh học cao nhất thế giới. 70% dân số Việt Nam có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học và trên thực tế, hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép diễn ra ngày càng mạnh mẽ và không thể kiểm soát đối với tất cả loại rừng. Tại vùng ven biển, nông dân đua nhau phá rừng ngập mặn, quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Thống kê cho thấy, trong hai thập kỷ qua, có tới 200.000ha rừng ngập mặn bị chặt phá để nuôi tôm. Bởi thế, không lạ là gần nghìn loại động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên của nước ta đang bị đe dọa và nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã, đang ngày một hiếm.
Môi trường ô nhiễm
Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương, trong số 154 khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc, chỉ có 39 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25,3%). Điều đó có nghĩa là khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải/ngày không qua xử lý từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặt.
Hầu hết đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Ở các nút giao thông thuộc các đô thị này, nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đến 5 lần. Tại các khu đô thị mới nơi nhà cửa, đường sá đang trong quá trình xây dựng thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn tới 20 lần.
Cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường là rất đắt. Điển hình như ô nhiễm nước tại sông Thị Vải do Công ty VEDAN gây ra ước tính thiệt hại lên đến 567 tỷ đồng/năm. Cũng vì lý do nước bị ô nhiễm, trong vòng 4 năm qua, có 6 triệu người Việt Nam bị mắc bệnh và số tiền chữa trị lên đến 400 tỷ đồng.
Với mô hình phát triển như hiện nay, khi tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì mức độ gia tăng chất thải sẽ càng lớn, tổn thất phúc lợi xã hội sẽ ngày càng nhiều. Chính vì vậy, phát triển kinh tế theo hướng bền vững là rất cần thiết. Theo TS Hà Huy Thành, Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, để đạt được điều này, chúng ta cần đổi mới tư duy phát triển, chuyển từ tư duy lấy tăng trưởng, phát triển kinh tế làm trọng tâm sang phát triển hiện đại, an toàn, lâu dài và bền vững. Nhà nước cần thiết lập chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành và phát triển kinh tế xanh đồng thời ban hành các chính sách thúc đẩy việc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Và tất nhiên, để công cuộc phát triển kinh tế bền vững thành công, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và mọi người dân là không thể thiếu.
Theo HaNoiMoi
(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".
(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.
(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.
(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.
Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.