Biển Vĩnh Hải - khu vực cận kề các vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: Văn Ngọc

Biển Vĩnh Hải - khu vực cận kề các vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: Văn Ngọc

Tại hội thảo quốc tế “Nguy hiểm động đất, sóng thần và các hệ thống cảnh báo sớm khu vực châu Á - Thái Bình Dương” do Viện Vật lý địa cầu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) tổ chức trong 2 ngày 5 và 6-9, các nhà khoa học cho rằng ngoài động đất, Việt Nam vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bị sóng thần tàn phá, nhất là khu vực duyên hải miền Trung...

 

  • Nguy cơ sóng thần là hiện hữu

Theo TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, sau khu vực Tây Bắc, vùng có nguy cơ xảy ra động đất nhiều và mạnh nhất thì xếp thứ hai chính là tuyến đứt gãy kinh tuyến 109-110 độ tập trung tại vùng biển ngoài khơi Phan Thiết và Vũng Tàu.

Theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện tại Viện Vật lý địa cầu và các nhà khoa học quốc tế, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng tới Việt Nam bao gồm: 1. Riukiu (Đài Loan, Trung Quốc); 2. đới hút chìm Manila, Philippines; 3. biển Sulu; 4. biển Celebes; 5 và 6. vùng biển Ban Đa; 7. Bắc biển Đông; 8. Palawan và 9. Tây biển Đông, trong đó đới hút chìm Manila (máng nước sâu Manila) có nguy cơ cao nhất. Trong khu vực này đã xảy ra một trận động đất cường độ 8,2 độ richter ngày 26-5-2006, nhưng không gây nên sóng thần.

Theo tính toán của Bộ Tài nguyên - Môi trường, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila có thể tạo nên sóng thần cao 5,2m ở Quảng Ngãi và 2,1m ở Nha Trang. Động đất 9,2 độ richter có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng Ngãi và 5m ở Nha Trang. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ.

TS Lê Huy Minh cho rằng về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần, như vậy nguy cơ sóng thần ở dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam là hiện hữu và cần được quan tâm.

  • Hàng năm đều có động đất vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận

Với mức độ động đất như thời gian qua trên tuyến đứt gãy kinh tuyến 109-110 độ, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cho rằng khó để gây ra sóng thần. Tuy nhiên, nếu có núi lửa hoạt động thì có thể gây ra sóng thần. Theo tính toán, nếu tất cả những yếu tố đó hội tụ để tạo ra sóng thần thì mức sóng thần ở đây cũng thấp chứ không mạnh, tàn phá khủng khiếp như ở Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua hay ở Indonesia cuối năm 2004.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng trên thế giới không ai có thể dự báo được, tất cả các quốc gia chỉ làm công tác “báo tin” khi động đất xảy ra, hoặc cảnh báo vùng nào có nguy cơ sẽ diễn ra động đất cao. Nhưng với sóng thần chúng ta có thể cảnh báo và chuẩn bị đối phó được.

Về độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng tại Ninh Thuận, TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH-CN) cho biết khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân tương đối ổn định và những trận động đất có cường độ 4,7 - 5 độ richter xảy ra trong thời gian qua sẽ không ảnh hưởng đến khu vực nhà máy điện hạt nhân.

Khu vực được chọn xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân 1 tại Ninh Thuận. Ảnh: Văn Ngọc

PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thông tin thêm, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đơn vị thiết kế sẽ phải cộng thêm một cấp kháng chấn so với mức độ chịu động đất cực đại theo dự báo. Ví dụ như khu vực Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6 thì phải thiết kế nhà máy có mức độ chống chịu động đất thấp nhất là cấp 6 hoặc 7.

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận (nằm trên tuyến đứt gãy 109 – 110 độ) hàng năm đều có động đất từ 4,7 - 5,2 độ richter. Đây là hoạt động bình thường của sự kiến tạo, nội sinh, không gây ra sóng thần hay các hiện tượng đặc biệt nguy hiểm khác. Tuy nhiên, nếu một trận động đất từ 8 độ richter trở lên và gây sóng thần trên tuyến đứt gãy này (theo dự báo hiện nay, mạnh nhất là 6,5 độ richter) thì chỉ sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Kịch bản này các nhà khoa học Việt Nam cũng như thế giới đều thống nhất rằng Việt Nam cần chủ động có những khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Từ đó sẽ đánh giá toàn diện, khoa học, đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro đối với vùng duyên hải miền Trung, những nơi sẽ chịu tác động trực tiếp, nếu xảy ra động đất gây sóng thần trên khu vực biển Đông. 

 

                                              Theo SGGP

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục