Modul pin, sử dụng loại NP135GKg do hãng NAPS (Phần Lan) sản xuất, công suất của mỗi modul là 135 WP.

Modul pin, sử dụng loại NP135GKg do hãng NAPS (Phần Lan) sản xuất, công suất của mỗi modul là 135 WP.

(HBĐT) - Hiện nay, điện lưới quốc gia đã đến được hầu hết các xã trong tỉnh, trong tổng số 1.955 xóm, bản ở 210 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố thì có đến 129 xóm, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có điện.

 

Dự án ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp với động cơ diezel để cung cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được triển khai thực hiện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) từ tháng 4/2010 và chính thức đóng điện cung cấp điện cho 41 hộ dân trong xóm từ tháng 9/2011 đã tạo cơ hội mới để các xóm đặc biệt khó khăn được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 

Dự án “ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp động cơ diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hoà Bình” thí điểm được thực hiện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cơ quan chủ quản chủ trì dự án là Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ khoa học công nghệ (Sở KH&CN). Dự án này thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH-CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi từ nay đến 2010” được thực hiện với sự chuyển giao công nghệ của Viện khoa học năng lượng - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Dự án được thực hiện từ tháng 4/2010 với quy mô xây dựng 2 trạm điện pin mặt trời phối hợp với động cơ diezel điều khiển tự động tại 2 cụm dân cư của xóm Mừng. ông Nguyễn Hữu Độ, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ khoa học công nghệ cho biết: Xóm Mừng, xã Xuân Phong là địa bàn nằm cách xa trung tâm xã và là nơi đặc biệt khó khăn, bà con ở đây do đường sá đi lại khó khăn nên kinh tế chưa phát triển. Từ thực trạng trên, Bộ KHCN, UBND tỉnh cho phép thực hiện dự án ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp với động cơ diezel để cung cấp điện cho bà con xóm Mừng. Mục đích chính là mang lại ánh sáng cho bà con có điều kiện phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

Cho đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành và ngày 1/9/2011 đã chính thức đóng điện cung cấp điện cho 41 hộ dân đặc biệt khó khăn của xóm. Đối với trạm phát điện phối hợp nguồn pin mặt trời và diezel điều khiển số 1, riêng trạm điện pin mặt trời được xây dựng lắp đặt theo thiết kế công suất cực đại đạt 6489 Wp, máy phát điện diezel công suất 8,5 kVA cộng với lưới cung cấp điện cho 30 hộ dân, nhà văn hoá và nhà trẻ. Cơ chế hoạt động của trạm hoàn toàn tự động, được điều khiển và giám sát hoạt động từ xa. Đối với trạm phát điện số 2, trạm điện pin mặt trời có công suất 2160 Wp, máy phát điện diezel có công suất 3,0 KVA và lưới cung cấp điện cho 11 hộ dân. Theo đánh giá đây là dự án được thực hiện có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và là dự án pin mặt trời nối lưới đầu tiên thực hiện với quy mô lớn trên cả nước. Những modul pin được nhập từ Phần Lan với cơ chế hoạt động chuyển từ quang năng sang điện năng, từ dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều với một chế độ điều khiển tự động. Về phương thức vận hành trạm điện, trạm điện vận hành hoàn toàn tự động, trên cơ sở đo lượng điện năng thu được trong ngày, phụ tải sử dụng thực tế, lượng dự trữ của ắc quy để tính toán thời gian cấp điện. Bình quân trạm đảm bảo cung cấp điện mỗi ngày 4 giờ (từ tháng 4 - 11) cho phụ tải chiếu sáng, thời gian sử dụng các phụ tải  khác như tivi phải giảm đi. Trạm điện cho phép tiếp tục cung cấp điện 2 ngày khi trời mưa hoàn toàn không có nắng. Trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 cho phép dùng điện cả thời gian ban ngày.

 

Cũng trong chương trình dự án, chương trình đã mở các lớp tập huấn đào tạo cho 8 cán bộ vận hành quản lý và các thành viên trong ban quản lý trạm điện của xóm nắm được kỹ thuật vận hành trạm điện, tổ chức tại chỗ cho các hộ dân về quy trình sử dụng điện an toàn. Đồng thời thành lập Ban quản lý vận hành trạm, Ban quản lý được cung    cấp một số vật liệu chuyên dùng phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng trạm điện. Đặc biệt, dự án có phương án về kinh phí để chi cho bảo dưỡng, vận hành trạm điện.

 

Ông Nguyễn Hữu Độ, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ KHCN cho biết thêm: Nguồn năng lượng mặt trời ở tỉnh là rất lớn, theo thống kê của Trung tâm Khí tưởng thủy văn Hòa Bình, số giờ nắng trung bình trong năm của tỉnh vào khoảng 1.545 giờ (cao so với giờ nắng trung bình của các địa phương trên cả nước). Do đó, ứng dụng năng lượng mặt trời để phát điện là giải pháp hiệu quả nhất để cấp điện cho đồng bào vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Trên cơ sở những kết quả khả thi đã đạt được tại trạm điện xóm Mừng sẽ làm cơ sở để xây dựng các mô hình sử dụng năng lượng tái tạo cấp điện cho các vùng chưa thể có điện lưới quốc gia đến trước năm 2015.

 

 

                                                                               Đỗ Hà

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục