Cộng đồng giúp hộ gặp thiên tai xóm Ban, xã Mãn Đức (Tân Lạc) sửa, lợp lại nhà ở.

Cộng đồng giúp hộ gặp thiên tai xóm Ban, xã Mãn Đức (Tân Lạc) sửa, lợp lại nhà ở.

(HBĐT) - Vào thời điểm cuối tháng 4, những trận lốc xoáy với cường độ mạnh, có lúc, có nơi kèm theo mưa đá xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh gây hậu quả nghiêm trọng. Tại các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu, hàng nghìn nhà dân đã bị tốc mái, hàng nghìn ha lúa, hoa màu và cây lâm nghiệp bị gãy, đổ, không ít diện tích trong số đó đã xác định giảm năng suất hoặc mất trắng.

 

Tân Lạc là địa phương phải hứng chịu nhiều nhất những ảnh hưởng của thiên tai. Ngay sau khi xảy ra lốc loáy vào chiều tối 25/4, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN huyện đã tiến hành thống kê, cập nhật, rà soát phạm vi lốc xoáy ảnh hưởng ở cả 24 xã, thị trấn. Trong đó, xã Mãn Đức và thị trấn Mường Khến có mức độ thiệt hại nặng nề nhất về tài sản, nhà ở của các hộ dân. Xã vùng cao Quyết Chiến thiệt hại nặng nhất về cây cối, hoa màu. Lốc xoáy kèm mưa đá rải rác đã làm 1.087 ngôi nhà tốc mái, không ít nhà dân bị tốc mái hoàn toàn, 614 ha ngô, mía, bí xanh bị gãy, đổ, công trình cột phát sóng truyền hình của huyện hư hỏng nặng… Tổng thiệt hại về tài sản, nhà ở và sản xuất lên tới hơn 10 tỷ đồng.  Diễn biến mưa, lốc cũng xảy ra gần như đồng thời tại huyện Yên Thủy làm 6 nhà dân tốc mái, 4 cột điện đổ, 410 ha lúa, hoa màu bị đổ, gẫy, dập, hỏng. Ngọc Lương, Yên Trị và một số xã khác dọc tuyến QL 12B phải hứng chịu nhiểu nhất những rủi ro.

 

Các địa phương bị thiên tai đã tập trung chỉ đạo, huy động sức dân và các nguồn lực tại chỗ khẩn trương khắc phục hậu quả. 1 tuần sau lốc xoáy, với sự vào cuộc của các cấp, ngành từ tỉnh, huyện đến xã, xóm, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và giúp đỡ từ phía cộng đồng, hộ dân thiên tai trên địa bàn huyện Tân Lạc đã từng bước vượt qua khó khăn, trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tại các xóm Ban, Bui, Khì của xã Mãn Đức (Tân Lạc) – nơi có số nhà dân bị tốc mái nhiều nhất, công việc xây sửa, lợp lại mái nhà cho các hộ cũng đang được xúc tiến hoàn thiện. Chị Bùi Thị Tuyết, 27 tuổi ở xóm Ban kể lại: Lốc đến quá nhanh đã cuốn đi toàn bộ phần mái lợp của ngôi nhà, chị chỉ kịp đưa các con chạy xuống nhà bà ngoại tránh lốc, mọi đồ đạc trong nhà từ ti vi, quạt điện, nồi cơm điện… đều bị mưa, lốc làm vỡ, hỏng hết. Từ hôm đó, gia đình chị phải chuyển qua ngủ tại chòi bếp. Để có tiền mua xi, cát, tấm lợp nhà ở, chị bán vội con lợn và diện tích 2.000 m2 keo, tre đã bị lốc làm cho nghiêng ngả. Chia sẻ phần nào khó khăn của gia đình, Hội CTĐ tỉnh hỗ trợ chị 1 triệu đồng, bà con hàng xóm đến giúp chị sửa, lợp lại nhà không lấy tiền công. Với sự quan tâm, động viên về vật chất và tinh thần của cộng đồng, xã hội và bằng nỗ lực của bản thân, chỉ còn ngày một, ngày hai, gia đình chị sẽ sớm được dọn nhà cũ.

 

Cũng ngay sau mưa, lốc, cấp úy, chính quyền và nhân dân các xã Ngọc Lương, Yên Trị (Yên Thủy), Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Quyết Chiến và thị trấn Mường Khến (Tân Lạc)… đã dốc sức khôi phục sản xuất, giảm nhẹ mức độ thiệt hại. Với phương châm 4 tại chỗ, lực lượng được huy động đã cùng với người dân bị thiên tai dựng, buộc lại diện tích lúa, ngô, dùng cây que chống đổ, gấp rút tận thu dưa chuột, bí xanh và tận dụng, bổ sung nguyên, vật liệu làm lại khung, giàn cho cây cối, hoa màu. Các ban, ngành, đoàn thể, hội tổ chức thăm hỏi, động viên, hướng dẫn và tham gia cùng hộ dân tập trung khắc phục sớm. Nhờ đó, đến nay, tình hình sản xuất ở hầu hết các địa phương chịu ảnh hưởng của lốc xoáy đã cơ bản được phục hồi, hàng trăm ha ngô, lúa vẫn có thể giữ được năng suất dự kiến.

 

Ông Trần Kim Phàn – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi & PCLB đánh giá: Quá trình kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả lốc xoáy ở các huyện cho thấy, địa phương đã kịp thời huy động lực lượng 4 tại chỗ trợ giúp người dân ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Có một điểm đáng chú ý là vài năm gần đây, ở các địa phương Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy thường hay gặp hiện tượng mưa dông, lốc xoáy. Vì vậy, để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại của lốc xoáy, hộ dân nên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, có biện pháp chằng chống để tăng độ vững chắc. Với nhà mái lợp ngói, prôximăng nên dùng dây kẽm, thanh sắt  nẹp chặt, chặt tỉa bớt cành, nhánh cây cối gần khu vực nhà ở, lưới điện. Nếu thấy dấu hiệu thời tiết chuyển dông kèm mưa lớn, cần sơ tán người ra khỏi nhà tạm bợ đến nơi an toàn, vững chắc, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm dễ bị gẫy, đổ gây tai nạn. Hộ dân có nhà kiên cố với tinh thần tương trợ hãy sẵn sàng tiếp nhận người dân đến trú ẩn trong trường hợp xảy ra lốc xoáy.

 

                                                                               

                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục