Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc kiểm tra kho vật tư ứng phó với thiên tai, lũ bão.

Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc kiểm tra kho vật tư ứng phó với thiên tai, lũ bão.

(HBĐT) - Là huyện vùng cao có địa hình đồi, núi dốc, sông, suối nhiều, Đà Bắc dễ xảy ra nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, chia cắt các KDC trong mùa mưa bão. Những năm qua, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão, lũ xảy ra với cường độ mạnh và ngày càng phức tạp. Năm 2012, trên địa bàn huyện đã xuất hiện những diễn biến bất thường của thời tiết gây ra những cơn mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc, sấm sét trên diện rộng đã làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

 

Ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN& PTNT, Phó Ban chỉ huy PCLB huyện cho biết: Trong tháng 4/2012, mưa lớn kèm lốc xoáy cục bộ đã làm tốc mái 55 nhà dân, 1 trung tâm học tập cộng đồng, 1 trường học tại các xã Cao Sơn, Hào Lý và làm cho 56 ha ngô, 500 m2  lúa bị đổ gẫy, cuốn trôi. Tháng 5/2012, tại xã Tu Lý, sấm sét đã đánh chết 1 người dân khi đang ngồi trong căn nhà gỗ, lợp ngói. Đến tháng 6, mưa kèm theo lốc trên vùng hồ sông Đà gây lật 1 thuyền tại xóm Phủ, xã Toàn Sơn làm 1 người chết. Vào tháng 8, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn trên diện rộng làm 1 người bị thương; tốc mái, hư hỏng 208 nhà; sập 4 nhà và thiệt hại 66,5 ha mía, dong riềng, sắn, ngô, lúa; đổ 1 cột điện hạ thế. Ngoài ra, mưa lũ còn làm hư hỏng một số tuyến đường giao thông trên tuyến 433, liên xã, xóm, kinh phí khắc phục 400 triệu đồng. Năm 2013, dự báo tình hình thiên tai, bão, lũ sẽ có nhiêu diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi các cơ quan chức năng và người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh.

 

Để chủ động ứng phó trong mọi tình huống khi lũ bão, thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, trong tháng 4, UBND huyện đã có Chỉ thị số 04 về công tác phòng, chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai và TKCN. Mục tiêu phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện cho công tác phòng tránh và sẵn sàng ứng phó. Huyện đã kiện toàn Ban chỉ huy và chỉ đạo triển khai công tác PCLB đến từng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị sát với điều kiện thực tế. Theo đó, các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra các hồ, đập, công trình giao thông, phát hiện những ẩn họa để xây dựng phương án bảo vệ, ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Các dự án, công trình đang thi công phải đẩy nhanh tiến độ, nhất là các hạng mục dưới nước cần hoàn thành sớm để đảm bảo chống lũ. Các xã ven hồ sông Đà có học sinh đi học bằng thuyền và các hộ làm nghề đánh bắt cá phải thường xuyên kiểm tra, quản lý tốt thuyền bè. Nghiêm cấm thuyền bè hoạt động không đảm bảo điều kiện an toàn; không hoạt động xa bờ khi có mưa to, gió lớn, có nơi neo đậu và các dụng cục ứu hộ như áo phao, phao tròn, dây néo… Theo dõi diễn biến tình hình sạt lở tại các khu vực ven sông, suối, đồi để kịp thời cảnh báo cho nhân dân biết, có phương án di dời khi cần thiết. Kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm Pháp lệnh phòng, chống lụt bão, cố tình lấn chiếm hành lang an toàn đập, làm cản dòng chảy các công trình thoát lũ. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực 24/24 h, sẵn sàng cơ động, ứng phó khi thiên tai xảy ra.

 

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, đến nay, tất cả 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng được phương án phòng, chống lũ bão và rà soát các điểm nguy hiểm, xung yếu. Trong đó, vùng trọng điểm tập trung tại 7 điểm trên tuyến đường 433 các xã: Tân Minh, Giáp Đắt, Đồng Nghê, Suối Nánh, Toàn Sơn. Từ trục đường 433 vào các xã có đến khoảng 40 điểm nguy hiểm sạt lở. Ngoài ra, đường ngầm đi qua xã Tân Pheo (Thùng Lùng – Bon), Giáp Đắt (Thày Lày – Thu Lu) và nhân dân sống ven các suối như: suối Chum qua các xã Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt; suối Chầm, suối Láo qua xã Tân Minh; suối Cái qua xã Tu Lý… rất nguy hiểm khi có mưa lớn vì nước chảy xiết. Các xã vùng hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa cũng nằm trong vùng trọng điểm nguy hiểm cần cảnh giác cao.

 

Theo Trưởng phòng NN&PTNT Phạm Minh Sơn, thực tế trong công tác PCLB những năm qua cho thấy, nhận thức của nhân dân, kể cả một số cán bộ về thiên tai còn hạn chế. Việc sử dụng thuyền bè còn chủ quan, lơ là, chưa chủ động phòng, tránh ngay cả khi đã có thông tin cảnh báo. Công tác tuyên truyền thiếu tính hệ thống, chủ yếu trên phương tiện thông tin đại chúng. Song, Đà Bắc lại chưa phủ sóng hết các vùng dân cư. Người dân lại ít quan tâm đến dự báo thời tiết. Bên cạnh đó, công tác quản lý rừng đầu nguồn chưa tốt. Quy hoạch, xây dựng một số công trình chưa tính đến sự cố nếu thiên tai xảy ra. Trang thiết bị phục vụ PCLB còn hạn chế, thông tin báo cáo chậm…  Đó là những hạn chế cần được khắc phục mới thực hiện được mục tiêu PCLB của huyện.

 

 

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục