Công ty Môi trường đô thị Hòa Bình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Công ty Môi trường đô thị Hòa Bình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

(HBĐT) - Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM. Tiêu chí này gồm 5 chỉ tiêu cơ bản: 70% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở SX-KD trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định. Đến nay, tỉnh ta mới có 7 xã đạt hoặc cơ bản đạt được tiêu chí này. Theo đánh giá của BCĐ xây dựng NTM tỉnh, môi trường là 1 trong 6 tiêu chí khó nhất.

 

Liên Vũ là một trong những xã làm điểm của huyện Lạc Sơn trong xây dựng NTM. Qua 3 năm triển khai thực hiện, xã có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực và đạt được 10 tiêu chí. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Vinh, môi trường là tiêu chí nan giải nhất. Tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn xảy ra, nhức nhối nhất là ở tuyến đường liên xã từ xóm Cháy đi xã Bình Cảng. Tại khu vực chân đồi cây này xuất hiện ngày càng nhiều các tải rác xả trộm. Xã có 9 xóm với trên 1.100 hộ nhưng chỉ có 2 xóm có đội thu gom rác thị trấn Vụ Bản đến thu gom 2 lần/tuần. Tất cả các xóm khác tự các hộ xử lý. Dân số tăng, chất thải ngày càng nhiều nhưng ý thức của người dân còn kém. Qua khảo sát của Trạm y tế xã, các công trình vệ sinh, đặc biệt là nhà tiêu hợp vệ sinh tỷ lệ còn rất thấp, toàn xã mới chỉ có 573 hộ, đạt 48,31%. Trong khi đó, tất cả các hộ đều sử dụng nước giếng để ăn uống, sinh hoạt. Xác định môi trường là tiêu chí khó, xã đang tập trung rà soát sử dụng vốn vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT), kiên quyết thu hồi nếu sử dụng sai mục đích. Cùng với đó, vận động nâng cao ý thức của người dân. Trong đó, cán bộ, đảng viên phải nêu gương trước. Các ban, ngành, đoàn thể, hội quần chúng cùng vào cuộc tuyên truyền.

 

Không chỉ riêng ở Liên Vũ, có một thực tế là không ít hộ dân chưa quan tâm đến xây dựng các công trình vệ sinh. Chuồng trại chăn nuôi sát với nơi ở hoặc chăn nuôi kiểu thả rông. Vẫn còn tình trạng phóng uế tự do hoặc nơi vệ sinh chỉ được dựng tạm bợ ở góc vườn. Khi chất thải của cả gia đình thải ra gặp trời nắng bốc mùi hôi thối, trời mưa tràn lênh láng. Đó là chưa kể tình trạng nông dân sử dụng tràn lan, không đúng cách các hoạt chất BVTV; vi phạm lâm luật; đánh bắt thủy sản bằng xung điện... gây suy giảm môi trường. Không ít cơ sở SX-KD chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xả thải không qua xử lý, khói bụi... Cùng với tình trạng rác thải không được  thu gom, xử lý đúng nơi, đúng cách, môi trường ở vùng nông thôn đang dần bị suy giảm, ô nhiễm.   

 

Để cải thiện tình trạng này, những năm qua, tỉnh đã triển khai một số chương trình, dự án về cấp nước và vệ sinh. Tổ chức Childfund đã và đang hỗ trợ các hoạt động phát triển vùng, trong đó có cấp nước và vệ sinh ở một số xã của huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Kim Bôi. Dự án RTVXP của quỹ Unilever triển khai tại huyện Đà Bắc, TPHB. Thí điểm làng văn hóa, sức khỏe tại xã Lũng Vân, Phong Phú (Tân Lạc). Tổ chức DFID hỗ trợ thí điểm tại 4 xã của huyện Đà Bắc, Lương Sơn về tạo điều kiện cho hộ dân vay tiền từ NHCSXH xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu. Đặc biệt, chương trình mục tiêu quốc gia về NS&VSMT nông thôn đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân, môi trường cho người dân khu vực nông thôn. Theo   số liệu công bố mới đây của UBND tỉnh, 76% số dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS); 55,13% người nghèo sử dụng nước HVS; 92,51% hộ gia đình có nhà tiêu. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS từ 36% (năm 2011) tăng lên 40% (năm 2012).

 

Tuy nhiên, số hộ có nhà tiêu HVS thấp hơn gần 20% so với cả nước và cũng chỉ có 35% hộ có chuồng trại gia súc HVS. Đối với công trình cấp nước tập trung có đến 67,75% hoạt động ở mức trung bình và kém hiệu quả, thậm chí một số công trình cấp nước chưa phát huy tác dụng trong khi nhân dân trong khu vực vẫn “khát”. Trên thực tế, ngay cả 7 xã đề nghị thẩm định đạt tiêu chí môi trường cũng còn nhiều việc phải làm và cũng chỉ ở mức cơ bản đạt. Đó là các xã: Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc); Lâm Sơn, Tân Thành (Lương Sơn); Mãn Đức (Tân Lạc); Chiềng Châu (Mai Châu). Đến nay, 191 xã đều đã quy hoạch được bãi rác nhưng chưa thực hiện thu gom hoặc cũng chỉ dừng ở mức tập kết và đốt chứ chưa được xử lý theo quy định. Việc di chuyển mồ mả về tập trung theo quy hoạch khó thực hiện.

 

Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Trần Thị Ái Hương cho biết: Điều kiện vệ sinh kém gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Chất thải của người, gia súc không được thu gom, xử lý sẽ làm ô nhiễm đất, nguồn nước, lây lan bệnh như giun sán, tả, lỵ, thương hàn... Đây còn là nơi tập trung của ruồi, nhặng, muỗi, chuột là vật trung gian truyền bệnh. Tập quán, thói quen tự do của người dân bấy lâu không còn phù hợp với điều kiện hiện nay bởi dân số ngày càng tăng, các yếu tố dịch tễ bệnh tật ngày càng phức tạp. NS&VSMT nông thôn đang trở thành vấn đề cấp thiết trong giai đoạn CNH-HĐH. Nếu không quan tâm đúng mức dễ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo- bệnh tật, trong đó có các bệnh nan y.

 

Để nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, xây dựng NTM, theo ý kiến từ các chuyên gia và lãnh đạo các địa phương tại hội nghị bàn về vệ sinh môi trường nông thôn cần đẩy mạnh truyền thông bằng nhiều hình thức đến tận hộ gia đình. Khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân. Huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền và cộng đồng. Giao chỉ tiêu vệ sinh môi trường vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Theo đồng chí Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc Trung tâm NS&VSMT nông thôn tỉnh cần gắn trách nhiệm thực hiện với người đứng đầu địa phương; giao trách nhiệm trong quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình một cách cụ thể. Đồng thời, huy động sức dân, sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NS&VSMT gắn với Chương trình xây dựng NTM.

 

 

                                                                   

                                                                                  Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục