Dự án đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) hiện còn 2 hộ dân chưa nhận tiền đền bù GPMB gây khó khăn cho nhà thầu thi công .

Dự án đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) hiện còn 2 hộ dân chưa nhận tiền đền bù GPMB gây khó khăn cho nhà thầu thi công .

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có nhiều dự án trọng điểm đã và đang triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng nhà thầu gặp khó trong thi công do giải phóng mặt bằng (GPMB) còn chậm dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, gây lãng phí với nguồn vốn đã được đầu tư.

 

Theo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hòa Bình, trong 9 tháng năm 2013, Trung tâm đã và đang làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên 30 dự án. Trong đó có các dự án trọng điểm như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, kè chống sạt lở tổ 11, 12 phường Thái Bình, khu liên hiệp thể thao, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải, đường hoàng Văn Thụ, đường Chi Lăng kéo dài, trụ sở Công an tỉnh…

 

Trung tâm đã trình và được phê duyệt 14 quyết định với số tiền trên 38,4 tỷ đồng, trong đó, phối hợp với các chủ dự án chi trả tiền cho các hộ dân và tập thể với số tiền trên 36,1 tỷ đồng, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án trên 54.509 m2 đất các loại. Trung tâm cũng đã lập thủ tục trình cơ quan thẩm định dự án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với số tiền gần 19 tỷ đồng và giao đất nơi ở mới cho 27 hộ gia đình nằm trong diện giải tỏa.

 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều vấn đề tồn tại đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng cho các nhà thầu thực hiện thi công khiến cho không đảm bảo kế hoạch đề ra. Cụ thể, theo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, ngoài nhiều hộ gia đình chấp hành tốt nhận tiền đền bù và GPMB cũng như nhận tái định cư vẫn còn những hộ bị thu hồi đất không chấp hành các quyết định thu hồi, quyết định phê duyệt của các cấp. Mặt khác, tiến độ GPMB chậm cũng có phần liên quan đến các chủ dự án do không có nguồn kinh phí chi trả kịp thời cho các hộ khi dự toán được phê duyệt.

 

Cũng theo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, trong một vài trường hợp, quy trình về công tác GPMB của một số dự án chưa thực hiện đúng, cơ chế, chính sách chưa phù hợp so với thực tế, gây thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất. Trên thực tế, một số hộ gia đình nhận đất thầu khoán cuả các xã, phường, khi giải tỏa các hộ không có chỗ ở nào khác nhưng không thuộc đối tượng được hưởng các chính sách bồi thường, vì vậy, các hộ không chịu giao mặt bằng. Thêm nữa, một số chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/ 2009 đến nay không còn phù hợp với thực tế cũng phần nào làm cho người dân càng thêm khó khăn khi bị thu hồi đất.

 

Theo như Quyết định 41 của UBND tỉnh, chính sách hỗ trợ di dời hiện nay một hộ gia đình bị thu hồi đất trong nội thị được hỗ trợ 2 triệu đồng; ngoài nội thị 3 triệu đồng, trong cùng thửa đất chỉ được 1 triệu đồng. Chính sách thuê ở nhà tạm cũng vậy, một gia đình khi bị thu hồi đất chỉ tối đa được hỗ trợ thuê nhà 3 tháng với mức 200.000 đồng/người/tháng sẽ không đủ cho người bị thu hồi đất thuê nhà hay di dời trong thời buổi hiện nay. Một vấn đề, chính sách hỗ trợ chuyển đổi tạo việc làm từ 2,5 – 3 lần hiện nay cũng được đánh giá không hợp lý và thấp so với khung quy định của Nghị định 69 của Chính phủ mức tối đa lên đến 5 lần.

 

Để đảm bảo công tác GPMB, theo đồng chí Nguyễn Sỹ Loan, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, trong thời gian tới, việc phối hợp giữa các phòng, ban, các khối đoàn thể của thành phố, tỉnh với các xã, phường có dự án GPMB cần phải tăng cường hơn nữa. Có như vậy mới tạo ra khối đồng bộ, thống nhất về mặt chủ trương, chính sách trong công tác GPMB. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giải thích chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân hiểu, nắm được. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giải quyết những tồn tại, kiến nghị của người dân cần phải đảm bảo quyền lợi cho nhân dân nhưng cũng cần tuân theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Các sở, ngành chức năng cũng như các xã, phường cần tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra đơn giá hỗ trợ mới, phù hợp với tình hình thực tế hiện tại, tránh thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất.

 

 

                                                                     

                                                                         Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục