Đồng chí Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH &ĐT cùng cán bộ chuyên trách Sở KH &ĐT kiểm tra khu vực bãi rác dốc Búng, xã Yên Mông (TPHB) để tham mưu trình UBND tỉnh các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: P.V

Đồng chí Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH &ĐT cùng cán bộ chuyên trách Sở KH &ĐT kiểm tra khu vực bãi rác dốc Búng, xã Yên Mông (TPHB) để tham mưu trình UBND tỉnh các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Chiến lược tăng trưởng xanh là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên; từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh đã được xác định là chiến lược quốc gia, là xu hướng tất yếu để phát triển KT -XH bền vững.

 

Theo Quyết định số 1393 ngày 25/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403 ngày 20/3/2014, Chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới mục tiêu là: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

 

Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, tỉnh ta cũng cần hướng tới sự phát triển bền vững bằng cách xây dựng kế hoạch phát triển KT -XH của tỉnh lồng ghép chặt chẽ với chiến lược tăng trưởng xanh. Trên thực tế những năm gần đây, kết quả đáng ghi nhận là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, trung bình hàng năm đạt khoảng 10,5%. Cùng với đó, đời sống nhân dân được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, TTATXH ổn định, ANCT được giữ vững. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quá trình phát triển KT -XH đã và đang tồn tại nhiều thách thức về môi trường chi phối hiệu quả tăng trưởng kinh tế cũng như chất lượng sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đơn cử như tình trạng ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước sông suối, ô nhiễm không khí do khói bụi và khí thải, ô nhiễm môi trường đồng ruộng trong quá trình và sau sản xuất, ô nhiễm môi trường làng nghề, KCN... Xin được đưa ra vài dẫn chứng cụ thể:

 

Thứ nhất, về hoạt động khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 125 mỏ đá được cấp phép khai thác (Khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng 85 mỏ; 13 mỏ quặng sắt; 12 mỏ quặng vàng; 10 mỏ than đá; 2 mỏ quặng đồng ...). Tuy nhiên, dây chuyền công nghệ khai thác vẫn còn thủ công hoặc mức độ tiên tiến vừa phải nên chưa đem lại nhiều hiệu quả về KT -XH và môi trường.

 

Thứ hai, về xử lý chất thải, nước thải trong sinh hoạt, rác thải y tế. Hiện nay, số lượng rác thải sinh hoạt khoảng 80.000  100.000 m3 / năm, tỷ lệ thu gom từ 60-70%, rác thải y tế khoảng 360 tấn /năm. Phương pháp xử lý hiện nay chủ yếu là chôn lấp đối với rác thải sinh hoạt và xả thẳng ra môi trường nhưng chưa qua xử lý đối với nước thải sinh hoạt; chôn lấp và đốt đối với rác thải y tế nên gây ô nhiễm môi trường.

 

Thứ ba, về hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở khu vực nông thôn. Với số lượng 20-30 trại nuôi hàng chục vạn con / trại; 20-30 trại lợn bố mẹ hàng nghìn nái /trại, trại lợn thịt hàng vạn con /trại/năm. Phương pháp xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi hiện nay ở địa phương chủ yếu là theo phương pháp biogas và hình thức khác nhưng không đạt tiêu chuẩn; cá biệt một số trại chưa có hệ thống xử lý chất thải dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

Thứ tư, về sản xuất nông, lâm nghiệp, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón theo thói quen canh tác lạc hậu cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường (sử dụng hóa chất khoảng 150-200 tấn /năm tạo ra khoảng 12-15 tấn chất thải /năm; sử dụng 40.000  50.000 tấn / năm tạo ra khoảng 3.500  4.000 tấn chất thải /năm). Bên cạnh đó, sau thu hoạch nông nghiệp luôn có một lượng lớn chất thải như rơm, rạ, thân ngô... (khoảng 28.000  30.000 tấn / năm); với phương pháp đốt để tiêu hủy của nông dân hiện nay cũng đã gây tác động lớn đến môi trường sống.

 

Thứ năm, về hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, hiện nay, trên địa bàn có 5 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 4 cơ sở sản xuất giấy (sản lượng 10.000 tấn sản phẩm /năm), 01 cơ sở sản xuất đường (công suất 1.000 tấn mía cây /ngày), 2 cơ sở sản xuất tinh bột sắn (sản lượng 15.000  20.000 tấn sản phẩm /năm)... Đối với các cơ sở này, việc phát sinh nước thải, khí bụi thải lớn cùng với việc xử lý không đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của cư dân các khu vực lân cận.

 

 

Để vượt qua những thách thức về môi trường và đạt những giá trị bền vững trong quá trình phát triển KT -XH, tỉnh đã đề ra nhiều nhóm giải pháp, xây dựng nhiều chương trình hành động, bám sát định hướng chung là phát triển phải hiệu quả và bền vững trên cơ sở gắn với bảo vệ môi trường. Từ nay đến năm 2020, tỉnh phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, xác định nền kinh tế đi lên từ phát triển công nghiệp tiên tiến và dịch vụ, có nền nông nghiệp, nông thôn phát triển, thân thiện với môi trường. Hướng đến mục tiêu đó, vấn đề quan trọng đặt ra là cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn kế hoạch phát triển KT -XH của tỉnh với chiến lược tăng trưởng xanh để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách nhanh và bền vững. Đây là vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của chính quyền các cấp, các sở, ngành liên quan và đặc biệt là không thể thiếu sự tham gia tích cực của nhân dân trong xã hội. Phải có được sự đồng thuận cao, chúng ta mới có thể hiện thực hóa được các mục tiêu quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh gắn với phát triển KT -XH bền vững.

                                                                                               

 

 

                                                                         Bùi Hải Quang

                                                        Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

                       

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục