Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đốt rơm rạ ngay tại ruộng, sau khi thu hoạch - đây là cách xử lý không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm mất đi phần lớn lượng dinh dưỡng cho đất.

Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đốt rơm rạ ngay tại ruộng, sau khi thu hoạch - đây là cách xử lý không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm mất đi phần lớn lượng dinh dưỡng cho đất.

(HBĐT) - Việc đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường không khí. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. Đây còn là hành động lãng phí do đã bỏ đi nguồn dinh dưỡng lớn cho đất. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, bà con nông dân không nên đốt rơm rạ sau thu hoạch. Thay vào đó, hãy sử dụng làm chất độn chuồng, phân ủ hoặc nếu có thể thì nên tận dụng cày vùi xuống đất ruộng để trả lại nguồn dinh dưỡng quý cho đất.

 

Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV, bình quân mỗi ha đất thu hoạch khoảng 5 tấn thóc, tương đương với chừng đó tấn rơm rạ. Trong rơm rạ, hàm lượng đạm nguyên chất thường chiếm 0,7% tổng lượng chất khô; tương tự với lân nguyên chất, kali nguyên chất là 0,23% và 1,75%. Như thế, mỗi ha rơm rạ có thể cung cấp cho đất 35 kg N, 11, 5 kg P205 và 87,5 kg K20, tương ứng 76kg phân urê, 72 kg phân lân supe và 178 kg phân kaliclorua, ngoài ra là các chất hữu cơ, chất vi lượng mà các loại phân khoáng không thể có được. Nếu bón được thêm 10 tấn phân chuồng thì tổng từ hai nguồn này có thể cung cấp cho đất được 120 kg urê, 290 kg supe lân và 280 kg kaliclorua - cao hơn tổng lượng phân bón hóa học bình quân mà nông dân trong tỉnh hiện đang sử dụng. Thực tế hiện nay tại tỉnh ta, chỉ một phần nhỏ số rơm rạ sau thu hoạch được người nông dân tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò hay làm chất độn chuồng, còn lại phần lớn bị vứt bỏ hoặc đốt đi. Thế nghĩa là bà con nông dân đã lãng phí một nguồn dinh dưỡng quý cho đất. Chính vì vậy, cần thay đổi nhận thức của bà con nông dân về vấn đề này: Ngay sau khi thu hoạch xong diện tích lúa, bà con nên tiến hành cày vùi rơm rạ để tận dụng nguồn dinh dưỡng cho đất.        

   

Đối với đặc điểm thời vụ sản xuất của tỉnh ta, cày vùi rơm rạ được đánh giá là cách xử lý tàn dư sau thu hoạch khá phù hợp và hữu hiệu. Theo khung thời vụ chung vẫn áp dụng hàng năm, khoảng thời gian kết thúc thu hoạch vụ trước đến lúc bắt đầu gieo cấy vụ sau thường là 20 - 45 ngày. Đây là khoảng thời gian đủ để tiến hành việc cày vùi rơm rạ (thời gian khuyến cáo tối thiểu là 20 ngày trước khi cấy). Trong trường hợp có áp lực lớn về thời vụ gieo cấy khiến thời gian nghỉ của đất hạn chế dưới 20 ngày thì bà con nông dân vẫn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng bổ sung các loại chế phẩm xử lý rơm rạ ngoài đồng ruộng, ví dụ: Trichoderma, Fito-Biomix RR... Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, bà con nên đốt rơm rạ theo hình thức rải đều trên ruộng, không nên bỏ đi, gây lãng phí.

 

Thông thường, bà con nông dân có nhiều cách xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch: thu về làm nhiên liệu đun nấu, làm thức ăn cho trâu, bò, làm chất độn chuồng, dùng che phủ cho các loại cây trồng, đốt ngay trên đồng ruộng, cày vùi vào đất... Trong đó, cách cày vùi rơm rạ vào đất được giới chuyên ngành đánh giá cao bởi có tác động tích cực và trực tiếp đến chất lượng đất. Các kết quả nghiên cứu đến nay cho thấy: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng ruộng nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rõ. Nếu kết hợp việc cày vùi rơm rạ với việc bón phân hàng vụ cho lúa thì sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K, S cho lúa và tăng khả năng dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.

 

 

 

                                                                            Thu Trang

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục