Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân vùng đặc biệt khó khăn an toàn trong mùa mưa lũ.

Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân vùng đặc biệt khó khăn an toàn trong mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Theo thống kê trên địa bàn huyện Cao Phong có 6 ngầm tràn, gồm: ngầm Khoang Khi (Đông Phong), Đồng Bả (Đông Phong), Suối Nhuối (Tân Phong), Suối Khuộn (Nam Phong), Nam Thành (Nam Phong) và ngầm xóm Chầm (Yên Lập).

 

Từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư sửa chữa, cải tạo với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, 6 ngầm tràn nêu trên đã có kết cấu liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo (biển cảnh báo, cột đo mực nước). Với kết cấu vững chắc này, kể từ đầu mùa mưa bão đến nay, hầu như tất cả hoạt động giao thông qua các ngầm tràn trên địa bàn huyện đều diễn ra an toàn, kể cả lúc xảy ra mưa lớn cũng không tràn nước qua bề mặt ngầm.

 

Đối với hệ thống cầu treo, huyện có 2 cầu treo bắc qua suối Vàng của xã Bắc Phong và một nhánh khu vực lòng hồ sông Đà ở xã Thung Nai. Trước đây, do giao thông cách trở, việc đi lại của nhân dân các xóm Môn – xã Bắc Phong và xóm Mu, Chiềng – xã Thung Nai rất nguy hiểm, khó khăn. Theo bà Bùi Thị Nhiên ở xóm Mu, xã Thung Nai, cầu làm từ những năm 2000, lúc đầu dầm làm bằng gỗ nhưng sau vài năm thì mục nát nên bà con tự huy động, dùng nguyên liệu bương, tre để thay thế. Cầu tạm, không đảm bảo an toàn nên mỗi lần đi qua, lại đều lo nơm nớp, nhất là với trẻ nhỏ hàng ngày phải qua cầu đến trường. Cuối năm 2012, cầu treo Mu – Chiềng được sửa chữa, cải tạo lại với giá trị đầu tư trên 700 triệu đồng. Cầu có kết cấu dầm thép, mặt sàn lát bằng thép đáp ứng mong mỏi có một cây cầu vững chắc khi đi qua suối của người dân 2 xóm Mu, Chiềng. Cuối năm 2013, thay vì cầu tạm, cầu treo xóm Môn có chiều dài 60m cũng được đầu tư cải tạo với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các cầu bắc qua các suối nhỏ trên địa bàn cũng đã được làm bằng bê tông cốt thép.

 

Đồng chí Đinh Trọng Hiền, cán bộ phụ trách lĩnh vực giao thông – Phòng KT & HT huyện Cao Phong cho biết: Nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát việc đảm bảo an toàn giao thông trên tất cả các tuyến đường hiện đang quản lý. Các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị đường bộ thực hiện duy tu, sửa chữa đối với các vị trí ổ gà, lún cao su, khơi thông cống rãnh, phát quang tầm nhìn và sửa chữa, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ còn thiếu hoặc đã hư hỏng, xuống cấp. Tại điểm thường xuyên sạt lở xóm Ong, xã Nam Phong vừa được bê tông hóa, không còn tái diễn nguy cơ sạt lở. Một số xóm đi lại còn khó khăn như Chầm, Bạ, Thôi, Quà của xã Yên Lập đã huy động nhân lực tại chỗ tạm thời khắc phục ổ gà, lầy lội vào mùa mưa. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên chỉ đạo Ban quản lý các công trình tăng cường đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công trong mùa mưa bão, như các tuyến Xuân Phong, ngầm Khuận xã Nam Phong, cầu Dệ xã Bắc Phong… Trong những tháng mùa mưa đã kịp thời khắc phục sạt lở tại đường xóm Nếp, xã Tây Phong, sửa chữa khắc phục sạt lở tuyến đường xóm Nà Bái – xã Dũng Phong, san lấp ổ gà đường vào trung tâm xã Nam Phong, kè chống sạt lở tuyến đường cầu Bai Cha, xóm Rú 4  - xã Xuân Phong, đường Bình Thanh – Thung Nai và san lấp ổ gà đường vào xóm Vỏ - xã Thu Phong.

 

 

                                                                                   Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục