Công trình mương bai do Dự án PSARD hỗ trợ đầu tư tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Công trình mương bai do Dự án PSARD hỗ trợ đầu tư tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) phát huy hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Dự án PSARD (Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN&PTNT) được triển khai thực hiện trong 5 năm (2011 - 2015) tại tỉnh. Các can thiệp của dự án thu hút sự tham gia của người dân, đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời xác lập mô hình quản lý theo cách thức mới (CDF) hiệu quả.

 

 

Nhân rộng công tác lập kế hoạch có sự tham gia 

Tiên phong trong việc đổi mới lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã theo phương pháp tham gia, tỉnh ta đã thể chế hóa quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã trên phạm vi rộng khắp. Theo đánh giá từ Sở KH&ĐT cũng như cán bộ BQL trong quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng dự thảo kế hoạch huyện năm sau cải thiện hơn năm trước. Hiện nay, trung bình khoảng 50% nhu cầu xã được lồng ghép vào kế hoạch huyện. Một số huyện qua đánh giá tỷ lệ lồng ghép nhu cầu đạt 60% như Kỳ Sơn, Mai Châu. 

Bên cạnh đó, kế hoạch toàn diện về phát triển KT-XH dựa vào nhu cầu ở các cấp huyện và xã được tiêu chuẩn hóa trên địa bàn và bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương. Hàng năm, các xã, phường, thị trấn đã hoàn thành dự thảo kế hoạch KT-XH theo quy trình mới và được nộp trình lên các phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Chất lượng bản dự thảo kế hoạch qua các năm ngày càng cải thiện. Đặc biệt là người dân tham gia họp thôn lập kế hoạch phát triển KT-XH đạt tỷ lệ cao. Tính từ tháng 3/2014 - 2/2015, tại 11 huyện, thành phố đã diễn ra trên, dưới 2.000 cuộc họp thôn, chiếm khoảng hơn 90% trên tổng số 2.100 thôn trong toàn tỉnh với sự tham gia của 80% tổng số hộ toàn tỉnh, hơn một nửa số hộ có đại diện là phụ nữ tham gia họp thôn nhằm xác định nhu cầu của người dân. 

Việc phân cấp quản lý và lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia, vấn đề quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả đã tăng cường tính làm chủ của người dân. Kế hoạch toàn diện về Phát triển KT-XH dựa vào nhu cầu ở cấp huyện và xã áp dụng  gần như bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương. Quỹ phát triển xã cung cấp nguồn lực cải thiện các hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất nông nghiệp và làm công cụ cho công tác lập và thực thi kế hoạch ở cấp xã. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực quản lý tài chính cho phép các xã có thể làm chủ đầu tư cho các chương trình, dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn. 

“Chất xúc tác” ở vùng có công trình CDF 

Tại các xã vùng Dự án, quỹ phát triển xã (CDF) đã trở thành “chất xúc tác” để thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch, tạo động lực trong triển khai các hoạt động. Từ tháng 3/2014 đến nay tại 87 xã vùng dự án đã thực hiện 408 hoạt động, trong đó có 384 họat động cơ sở hạ tầng, 24 hoạt động hỗ trợ sản xuất. Tổng số quỹ đã cấp cho các xã đạt 33,463 tỉ đồng, tỷ lệ đóng góp, đối ứng của dân đạt 34,89%. Tổng số có 297 thôn hưởng lợi với trên 43.700 hộ hưởng lợi CDF. 

Hiệu quả đầu tư, giá trị trình diễn của công trình CDF thể hiện rõ nhất đối với công trình nhỏ, đơn giản được giao cho xã làm chủ đầu tư, người dân/nhóm thợ tham gia, thực hiện. Theo đó, xã trực tiếp làm các thủ tục và người dân trực tiếp thi công giúp tiết kiệm được khoảng 30% chi phí gián tiếp so với quy trình thủ tục XDCB thông thường do không phải thuê tư vấn, nhà thầu, chi cho khảo sát, thiết kế, lập/thẩm tra/thẩm định báo cáo kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, giám sát, máy móc/lán trại thi công, giải phóng mặt bằng, kiểm toán, lãi định mức doanh nghiệp... Công trình còn huy động nội lực của dân, do người dân làm chủ, quản lý, bảo vệ, giám sát chặt chẽ nên không bị thất thoát nguyên, vật liệu. 

Với các công trình CDF do người dân tự thi công như mương, đường, thời gian xây dựng thường 1 -  2 tháng là hoàn thành nên thủ tục thanh toán nhanh gọn làm đâu gọn đấy, không nợ đọng XDCB. Một số xã đã kết hợp nguồn CDF với các nguồn vốn khác để hoàn chỉnh thêm công trình như xóm Lầu, xã Mai Hạ (Mai Châu), Tử Nê (Tân Lạc), Tân Vinh (Lương Sơn) đã kết hợp nguồn CDF với nguồn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước như 135, NTM, dự án Jica trước đây để hoàn thiện công trình đường, kênh mương. Phát huy tối đa nội lực của người dân, đặc biệt cho các hoạt động về cơ sở hạ tầng. Nhiều xã đã nhìn nhận các hoạt động CDF trở thành mô hình để thực hiện các hoạt động của chương trình 135, chương trình NTM sau này. 

Dự án hướng tới người nghèo 

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) có nhiều đổi thay. Tỷ lệ hộ nghèo của xóm giảm rõ rệt từ 55,5% xuống còn khoảng 25% năm 2014. Theo nhận xét của nhóm cán bộ và người dân trong thôn, kết quả trên nhờ nỗ lực của chính quyền các cấp, người dân và các chương trình, dự án giảm nghèo, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ quỹ CDF. Do kênh mương chưa được bê tông hóa, nhiều hộ trong xóm không làm được vụ 2, vụ 3, việc điều tiết nước vất vả do mương đất, rò rỉ, dễ sạt lở. Từ khi được hỗ trợ 185 triệu đồng xây dựng kênh mương từ nguồn CDF đã tiết kiệm được thời gian, giảm công sức, góp phần tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, cụ thể năng suất từ 56 tạ/ha tăng lên 60 tạ/ha, diện tích gieo trồng tăng từ 2 - 3 ha lên 10 ha. Xóm hiện đi đầu về diện tích trồng khoai tây, từ 1 tấn giống/vụ tăng lên 3,5 tấn giống/vụ (năm 2014) cho thu nhập gấp 2 lần lúa, một số hộ làm rau, màu khác như dưa cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa. 

Các hoạt động hướng về cơ sở hạ tầng khác như công trình bê tông hóa đường dân sinh/sản xuất có hỗ trợ của dự án đã cải thiện điều kiện đi lại của người dân, giảm chi phí vận chuyển vật tư, sản phẩm, một số con đường còn tăng khả năng tiếp cận thị trường, điển hình là tại xóm Bò Liêm 2, xã Tân Sơn (Mai Châu), xóm Bái Yên, xã Trường Sơn (Lương Sơn) người đi thu gom hàng đã dùng xe máy, xe ô tô vào tận xóm, bản mua sản phẩm ngô, mía, bương, luồng, bưởi... thay vì bà con phải gánh, vác đi bán.

 Trong 5 năm 2011 - 2015, Dự án PSARD triển khai tại tỉnh đã thực hiện 1.355 hạng mục, nguồn quỹ CDF hỗ trợ trên 68,5 tỷ đồng/người, dân góp hơn 39,7 tỷ đồng. Theo đồng chí Nguyễn Anh Minh, quản đốc dự án, chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN & PTNT đã đi đúng hướng, đạt mục tiêu góp phần nhân rộng công tác lập kế hoạch có sự tham gia, phân cấp quản lý tài chính và cải thiện cung cấp dịch vụ công ra toàn huyện và tỉnh, phục vụ cho mục tiêu cao hơn là giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân ở các vùng gặp khó khăn của tỉnh. Với sự hướng dẫn của cơ quan tư vấn, sự cộng tác của các cơ quan, ban, ngành và lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện, xã, hoạt động của dự án đã phát huy hiệu quả.

 

 

                                                                                  Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Đường 433 đoạn qua thị trấn Đà Bắc được cải tạo, làm lại mặt đường đảm bảo giao thông thuận lợi, thông suốt.
Không có hình ảnh
Bão Kujira gây ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Đã gieo đủ 4 kg mạ giống nhị ưu 838 nhưng do mạ chết, chị Bùi Thị Tuất ( Vó Khang – Kim Tiến) phải tự bỏ tiền mua 4 kg giống gieo lại hoàn toàn.

Thu hồi 14 giấy phép khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2015, các ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 14 giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp phép nhưng không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả.

Yên Thủy phòng - chống thiên tai tại các khu vực trọng điểm

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Là vùng địa hình phức tạp đặc thù, không giữ được nước, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng, hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, Yên Thủy thường xuyên hứng chịu hậu quả nặng nề của thời tiết, thiên tai, hầu như năm nào trên địa bàn cũng xảy ra giông lốc, lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Huyện đã kiện toàn BCH PCTT&TKCN từ huyện xuống cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đang tập trung triển khai các phương án cụ thể sát với điều kiện thực tế, tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời nguy cơ mất an toàn.

Nuôi cấy thành công thảo dược quý hiếm đông trùng hạ thảo

(HBĐT) - Cuối năm 2014, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN đã đưa vào thử nghiệm và đạt được thành công bước đầu trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo – một trong những loại thảo dược quý hiếm, có giá trị cao của ngành y học thế giới.

Thanh niên huyện Kim Bôi góp sức xây dựng quê hương xanh - sạch – đẹp

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Ngọc Thủy, Bí thư Huyện đoàn Kim Bôi cho biết: Nhận thức sâu sắc bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm chung của các cấp, ngành, mọi tổ chức, trong đó có lực lượng ĐV-TN. Năm nay, tuổi trẻ huyện Kim Bôi tiếp tục hưởng ứng ngày Môi trường thế giới với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, có sức lan tỏa tốt trong cộng đồng.

Liên Vũ hướng đích NTM

(HBĐT) - Liên Vũ là một trong những xã của huyện Lạc Sơn phấn đấu về đích NTM trong năm 2015. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhờ phát huy nội lực cũng như sự đồng lòng của nhân dân, đến nay Liên Vũ đã đạt 16 tiêu chí. Có 3 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường. Đây là những tiêu chí đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó Đảng ủy, UBND xã Liên Vũ xác định lấy sức dân là chính, phần còn lại là nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và ngân sách xã.

Sửa quy định quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2013/NĐ-CP ngày 4/11/2013 của Chính phủ quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục