Nhà dân ở ấp Bình Chánh Tây, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang sắp sụp đổ do sạt lở đất.

Nhà dân ở ấp Bình Chánh Tây, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang sắp sụp đổ do sạt lở đất.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hiện nay, bộ phận không khí lạnh tăng cường ở phía bắc vẫn đang di chuyển xuống phía nam. Đêm 9-10, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác. Ở các tỉnh phía bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 đến 3 và vùng ven biển cấp 3 đến 4. Từ chiều 10-10, ở vịnh Bắc Bộ và vùng biểnphía bắc Biển Đông gió đông bắc mạnh lên cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động. Các tỉnh miền bắc trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét.

Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cũng cảnh báo do ảnh hưởng của không khí lạnh nên lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở vùng núi phía bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió đông trên cao nên ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông, đợt mưa này có khả năng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Dự báo, ngày 10-10, mực nước trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế sẽ lên và có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3 đến 5 m, hạ lưu từ 1 đến 4 m. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.

Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, hiện nay mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều. Theo dự báo, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, đến ngày 12-10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,43 m; tại Châu Đốc ở mức 2,15 m.

UBND thành phố Hà Nội đề nghị với HĐND thành phố chủ trương đầu tư dự án xử lý tổng thể kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng khu vực các phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm; phường Bạch Đằng, Thanh Lương quận Hai Bà Trưng. Dự án nhằm bảo đảm an toàn công trình đê điều, phòng chống lụt bão cũng như an toàn tính mạng và tài sản nhân dân trong khu vực. Tỉnh Quảng Bình hiện còn hơn bảy nghìn hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở núi, ven sông, ven biển. Trước mắt, tỉnh ưu tiên di dời người dân ở vùng có nguy cơ cao về sạt lở ven sông, ven biển, bảo đảm an toàn tính mạng cho bà con trong mùa mưa bão. UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các ngành, địa phương, nhà máy thủy điện thực hiện tốt công tác quản lý đập và điều tiết giảm lũ cho hạ du trong mùa mưa bão năm nay. Hiện trên địa bàn tỉnh quy hoạch 42 dự án thủy điện. Tuy nhiên, công tác lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du còn nhiều vấn đề bất cập. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, ven biển tỉnh Quảng Ngãi đang diễn ra nghiêm trọng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 129 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 160 km, bao gồm 134 km bờ sông và 26 km bờ biển. Nhiều nơi, mức độ sạt lở lên đến hơn 30m. UBND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp, đe dọa sự an toàn của các tuyến đê bao ngăn lũ và ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống nhân dân tại địa phương. Trong tháng 9 đã có thêm năm điểm sạt lở mới, nâng tổng số các điểm sạt lở lớn trên địa bàn lên 28 điểm. Có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng như điểm sạt lở phía đông rạch Trà Tân, phía đông rạch Bầu Điền, xã Long Trung; các điểm sạt lở cặp kênh Hai Tân và rạch Mù U, xã Tam Bình; bờ rạch Mù U và rạch Bang Lợi, xã Mỹ Long; các điểm sạt lở ven sông Cầu Gió, xã Long Tiên…Tỉnh Hậu Giang cho biết hiện nay có hơn 50 tuyến kênh và gần 1.400 hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao cần sớm được di dời đến nơi ở an toàn để ổn định cuộc sống lâu dài. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra hơn 40 điểm sạt lở đất ven sông, làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, nhà ở của người dân...Sáng 9-10, mưa lớn khiến cho nhiều tuyến đường chính của TP Biên Hòa (Đồng Nai) chìm trong biển nước. Những tuyến đường ngập nặng nhất là đường Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Thuận, Huỳnh Văn Nghệ, Đồng Khởi… có nhiều đoạn ngập sâu từ 50 đến 60 cm. Theo thống kê, tại TP Biên Hòa có 23 điểm thường xuyên xảy ra ngập úng mỗi khi có mưa. Đến nay, tỉnh Đác Lắc đã đầu tư xây dựng 133 công trình cấp nước tập trung, chủ yếu ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đưa tỷ lệ dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng lên 85,3%. Tuy nhiên, qua kiểm tra, toàn tỉnh đã có 64 công trình cấp nước tập trung bị xuống cấp và ngưng hoạt động.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục