Ông Bùi Văn Phúc (Mai Châu) hỏi: Đề nghị cho biết, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải đảm bảo các yêu cầu gì?

 

Trả lời: Theo Khoản 1, Điều 15, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động SX -KD, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

 

- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;

 

- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

 

- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

 

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

 

 

                                                               

                                                                              V.H (TH)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hang Hòa Hương. (Ảnh: đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh cung cấp)
Luật sư và cán bộ Sở TN &MT tư vấn trực tiếp về Luật Đất đai  cho người dân xã Tu Lý (Đà Bắc).
Mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều vùng ở miền nam Trung Quốc. Ảnh CRI.CN

Xác định các trọng điểm ngập lụt và sạt lở trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Mặc dù mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng theo dự báo, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, hiện tượng lũ lụt và sạt lở có khả năng xảy ra nhiều hơn so với năm 2015. Chính vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng - chống thiên tai, xác định rõ các trọng điểm ngập lụt và sạt lở để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy

(HBĐT) - Ngày 18/6, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 1634 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.

Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học

(HBĐT) - Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ năm 2000 - 2010, 30 đề tài cấp Nhà nước (10 đề tài về y tế, 13 đề tài môi trường, 7 đề tài chính sách xã hội) đã được triển khai nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, các dự án khảo sát điều tra đánh giá ô nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin ở các vùng bị phun rải nhiều trong chiến tranh, ở các căn cứ quân sự cũ, nơi tập kết, lưu giữ, pha chế, đổ thải chất độc hoá học (CĐHH) cũng được triển khai và đạt được nhiều kết quả.

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn lưới điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhất là tránh thất thoát điện năng, những tai nạn đáng tiếc do mất an toàn lưới điện gây ra trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Điện lực Cao Phong đã triển khai giải pháp chủ động phòng - chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong mùa mưa bão.

Tăng cường tuyên truyền phòng tránh thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc luôn hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Trong 2 năm (2014 - 2015), dù thời tiết diễn biến không quá phức tạp nhưng đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng mỗi năm. Đầu năm 2016, đợt rét đậm, rét hại lấy đi của người nông dân hàng trăm con gia súc và gần 1,3 tấn lúa giống khiến người dân khó khăn. Tiếp đến mới bước vào mùa hạ (từ tháng 4 đến nay), Đà Bắc hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai với tổng giá trị thiệt hại lên tới 3,3 tỷ đồng.

Chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Vụ xuân 2016, huyện Yên Thuỷ đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao như trồng cây dược liệu ở xã Đa Phúc, trồng bí xanh tại các xã Bảo Hiệu, Lạc Lương... UBND huyện đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn thực hiện cải tạo vườn tạp, trong đó, đã chuyển đổi được trên 50 ha vườn tạp để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục