(HBĐT) -Ngày 4/1/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 50-CT/TU về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, ngành GD&ĐT từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực h

Tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, BCH T.Ư Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Đổi mới công tác truyền thông; nêu cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục. 

Coi trọng công tác phát triển Đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường phổ thông, trước hết trong đội ngũ giáo viên. Người đứng đầu cấp ủy trong các trường phổ thông phải đi đầu trong đổi mới, gương mẫu thực hiện, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. 

Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và năng lực cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, tiến tới 100% giáo viên phổ thông phải có trình độ từ đại học trở lên, có kỹ năng và phương pháp sư phạm. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của người đứng đầu với chất lượng giáo dục của đơn vị; cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm của từng cơ sở giáo dục phổ thông gắn với sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý sau tổ chức lại trường, lớp học đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tập trung duy trì, nâng cao chất lượng, mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 đối với 100% trường THPT. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục phổ thông, bảo đảm trung thực, khách quan; từng bước nâng cao kết quả thi cuối cấp THPT. 

Rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông, đa dạng hóa các loại hình trường học, khuyến khích đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; tăng cường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục phổ thông...

Các tin khác


Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Chăm lo đời sống nhân dân - những thành quả không thể phủ nhận

Cần khẳng định những nỗ lực và thành tựu trong thực hiện chính sách xã hội của Việt Nam thời gian qua là minh chứng xác đáng, thuyết phục nhất giúp củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân, và cũng là căn cứ để phản bác những luận điệu xuyên tạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục