(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

 


Ngân hàng BIDV Hòa Bình tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay tín dụng.

Năm 2021 là năm đầu triển khai các nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Bùi Duy Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Xác định công tác CCHC là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dụng CCHC, trọng tâm là: Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường tiếp nhận, giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đẩy mạnh chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự đảm bảo chi thường xuyên; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, phấn đấu chỉ số CCHC của tỉnh đạt ở mức trung bình so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến nay, tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt bản mô tả công việc theo vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm theo khung năng lực của từng vị trí việc làm. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Các cơ quan hành chính Nhà nước duy trì thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Quý I/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 16 quyết định công bố 271 TTHC, trong đó, công bố mới 182 TTHC; sửa đổi, bổ sung 39 TTHC; bãi bỏ, hủy bỏ 50 TTHC. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện nhập, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC 221 thủ tục; xóa bỏ 50 TTHC, đạt 100%. Tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,8%; UBND cấp huyện đạt 99%, UBND cấp xã đạt 99,5%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh đã kết nối từ tỉnh đến xã để thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông quốc gia; tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 90%.

Cùng với đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường quản lý thực thi công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chức trách công vụ, lấy hiệu quả sản phẩm, việc hoàn thành nhiệm vụ làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, các sở, ngành, địa phương. Năm 2020, qua kiểm tra kiến nghị xem xét kiểm điểm 2 tập thể, 3 cá nhân vi phạm; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống đối với 19 trường hợp. Tỉnh nằm trong nhóm 11 tỉnh, thành phố có xếp hạng cao nhất cả nước về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020. Chỉ số PCI tiếp tục được cải thiện, tăng thêm 4 bậc so với năm trước…

Tuy nhiên, trong CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: Công tác phối hợp thực hiện các TTHC cho doanh nghiệp, người dân hạn chế, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời cập nhật quá trình giải quyết TTHC lên phần mềm điện tử của tỉnh; số hồ sơ phát sinh giao dịch mức độ 3, 4 ít; khung năng lực một số vị trí việc làm ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu những chuyên ngành phù hợp…

Nhằm thực hiện mục tiêu CCHC, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, thực hiện mỗi năm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh lên 3 bậc (giai đoạn 2020 - 2025), Tỉnh ủy quán triệt tinh thần CCHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, là nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Tỉnh đặt mục tiêu cụ thể cắt giảm 30% thời gian giải quyết TTHC. Theo đó, quyết liệt chỉ đạo các giải pháp CCHC; rà soát, đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động thực hiện chủ trương chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp. Xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; tập trung kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm. Tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ, nhất là trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến doanh nghiệp, người dân; kiên quyết xử lý nghiêm việc lợi dụng vị trí, chức năng, quyền hạn để tư lợi, nhất là các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư…


Lê Chung

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục