Bài 2 - Phía sau những con số "đẹp”

(HBĐT) - Trước những băn khoăn về con số đánh giá về chất lượng giáo dục (CLGD) hiện nay, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đồng chí Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề liên quan. Tuy nhiên...


Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã được quan tâm đầu tư toàn diện. Ảnh: Học sinh trường TH&THCS xã vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc) trong giờ học vi tính. 

Do tác động của yếu tố khách quan?

Trả lời câu hỏi của các đại biểu HĐND tỉnh về CLGD của tỉnh thông qua Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 - 2019 rất thấp, đồng chí Bùi Trọng Đắc cho rằng: Kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của tỉnh là 86,48%. So với kết quả chung của toàn quốc thấp hơn 7%. Để đạt được kết quả này trong thời điểm tỉnh vừa xảy ra những sai phạm liên quan đến Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 là một sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các thầy, cô giáo và toàn ngành Giáo dục. "Về kết quả kỳ thi, ở đây chúng tôi cho rằng, tỷ lệ học sinh của tỉnh học ở chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) đông. Bởi vì mong muốn sau năm 2005, tỉnh hoàn thành chương trình phổ cập THCS và làm thế nào để phổ cập THPT. Chính vì vậy, tỉnh tiếp tục mở thêm các trường THPT ở các địa bàn. Từ đó, huy động được nhiều học sinh ra lớp, nhiều học sinh được đến trường, nhưng kéo theo đó là đầu vào thấp. Tôi lấy ví dụ thế này, đối với Hòa Bình, tỷ lệ học sinh học ở các trung tâm GDTX và thí sinh tự do trong Kỳ thi THPT năm 2019 chiếm 14,6% tổng số thí sinh dự thi. Cao hơn nhiều so với một số tỉnh: tỉnh Điện Biên chỉ có 5,2%, Lào Cai 7,1% (số liệu ngành tham khảo). Trong khi đó, chất lượng thí sinh tự do và học viên GDTX thấp. Vì đối tượng học viên GDTX được tuyển sinh thông qua hình thức xét tuyển, nhiều học viên có ý thức kỷ luật, tinh thần học tập không cao. Đa phần học viên học tại các trung tâm GDTX chỉ với mục đích lấy bằng tốt nghiệp THPT để đi học nghề, không xác định học THPT để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng... Do vậy, đã làm ảnh hưởng đến điểm trung bình chung Kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh. Thí sinh ở các trung tâm GDTX chỉ đỗ được trên 75%. Cá biệt có những trung tâm, số thí sinh đỗ tốt nghiệp chỉ khoảng 30%. Từ thực tế trên, ngành Giáo dục tỉnh đang tìm giải pháp làm thế nào vừa để tất cả các em được đi học lại vừa có thể nâng cao CLGD” - đồng chí Bùi Trọng Đắc phân tích. Lý giải thêm về nguyên nhân dẫn đến kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm năm 2019 đạt thấp, đồng chí Bùi Trọng Đắc cho biết: Thêm một vấn đề nữa là đối với Hòa Bình có trên 61% thí sinh chỉ đăng ký dự thi để tốt nghiệp (tỷ lệ này cao hơn so với đa số các tỉnh, thành phố trong cả nước), còn khoảng 39% thí sinh dự thi để xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Do đó, các em không nỗ lực nhiều để có điểm cao khi làm bài thi nên đã ảnh hưởng đến kết quả chung. Mặt khác, đề thi THPT quốc gia là đề thi "2 trong 1” - vừa là đề thi xét tốt nghiệp THPT, vừa là đề thi để xét tuyển đại học, vì vậy, đề thi có độ phân hóa cao. CLGD đại trà có sự chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Năng lực của học sinh ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn còn hạn chế; chất lượng và kinh nghiệm của giáo viên chưa thật đồng đều giữa các đơn vị, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng khó khăn đa số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn tập cho học sinh...

Tuy vậy, đồng chí Khà Thị Luận, Phó Ban VH-XH (HĐND tỉnh) nêu quan điểm: Một số đại biểu còn băn khoăn với phần trả lời của lãnh đạo ngành Giáo dục về vấn đề này. Bởi, chưa làm rõ được chất lượng đại trà của mình hiện nay như thế nào, tại sao kết quả thi tốt nghiệp lại thấp như thế? Trong khi đó, đây là yếu tố quan trọng để đánh giá CLGD. Hàng năm, ngành đều có văn bản chỉ đạo, đưa ra các chương trình, giải pháp để nâng cao CLGD, nhưng cuối cùng kết quả lại như thế này. "Thực tế, qua theo dõi ngành Giáo dục nhiều khi chúng tôi thấy báo cáo thì số liệu rất "đẹp”. Nhưng khi đề nghị giải trình làm rõ thì mới lộ ra những con số khó có thể chấp nhận được” - đồng chí Khà Thị Luận chia sẻ thêm.
Phải chăng nền tảng có vấn đề?!

Theo ông Quách Thế Tản, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh, qua theo dõi, chúng tôi thấy kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã phản ánh đúng thực tế CLGD của tỉnh một cách khách quan. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019 của tỉnh là 86,48%, sau biến cố về những sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được xem là đánh giá CLGD của tỉnh một cách thực chất. Tỷ lệ này không phải là thấp, nhưng nó cũng là con số để mình nhìn lại, đánh giá lại CLGD của tỉnh. 

Còn đồng chí Khà Thị Luận nêu vấn đề: Theo báo cáo đánh giá CLGD của tỉnh trong năm học 2018 - 2019 cho thấy, những con số rất khả quan khi tỷ lệ học sinh khá, giỏi chiếm đến 54% trong tổng số 24.538 học sinh. Riêng học sinh lớp 12 tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi chiếm đến 68,98%, số học sinh học lực yếu chỉ có 9 em, chiếm 0,12%. Với kết quả đó, tại sao điểm thi lại thấp? Nếu đánh giá theo học lực của các cháu như trên thì ít nhất số điểm trung bình chung của tỉnh trong Kỳ thi THPT năm 2019 cũng phải đạt trên điểm trung bình. Nhưng ở đây thì ngược lại. Điều đó cho thấy, việc đánh giá học lực của các cháu cũng không đúng thực chất. Nếu cho rằng nguyên nhân làm điểm thi tốt nghiệp THPT của tỉnh còn thấp là do tỷ lệ thí sinh khối GDTX đông, tham gia kỳ thi không có nhiều động lực là có phần khiên cưỡng. "Mình không thể đánh giá như thế được vì GDTX vẫn là giáo dục. GDTX có thể là các cháu vừa học vừa làm, cũng có thể là các cháu không thi được vào các trường công lập thì các cháu theo học để lấy tấm bằng tốt nghiệp THPT. Nếu chất lượng GDTX không đảm bảo được thì tại sao lại vẫn duy trì? Nếu cho rằng GDTX làm ảnh hưởng đến điểm thi tốt nghiệp THPT, chất lượng đào tạo kém là không được vì nó cũng là đào tạo. Thí sinh GDTX có tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 75%, không phải là thấp. Do vậy, không nên đánh giá nó làm ảnh hưởng đến chất lượng chung trong Kỳ thi THPT năm 2019 của tỉnh được. Còn cho rằng CLGD có sự chênh lệch giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Yếu tố này cũng chỉ được đánh giá một cách tương đối" - đồng chí Khà Thị Luận nhấn mạnh. 

Bà Nguyễn Thị Lợi, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh thẳng thắn: Nếu giáo dục Hòa Bình ngay từ bây giờ mà không xốc lại thì vấn đề chất lượng rất đáng báo động. Mà thiệt thòi đó sẽ thuộc về các thế hệ con cháu chúng ta.
(Còn nữa)


Mạnh Hùng
 

Các tin khác


Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam - Hoa Kỳ về xuất khẩu, phát triển xanh và bền vững

Sáng 24/4 (giờ địa phương), đoàn công tác tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston. Tiếp đón đoàn công tác có đồng chí Hoàng Thùy Dương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston và cán bộ, nhân viên của Tổng Lãnh sự quán.

Tổng kết 5 năm thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Sơ kết 1 năm phân công lãnh đạo theo dõi xã, phường, thị trấn

Ngày 24/4, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, (CB,ĐV) trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh (Quy định số 34) và sơ kết 1 năm thực hiện Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy về cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn (Quy định số 26). 

Hòa Bình cần phát triển các ngành động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 23/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình.

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình thăm và làm việc với Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc

Sáng 22/4 (theo giờ địa phương), đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao tổ chức đã bắt đầu các buổi làm việc tại thành phố New York (Hoa Kỳ). Cùng tham gia chương trình này còn có các tỉnh: Yên Bái, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Gia Lai.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai làm việc với lãnh đạo tỉnh

Chiều 22/4, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về công tác vận động, hỗ trợ của quỹ. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai. Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục