Báo cáo gần đây của một tổ chức tư vấn tại Washington (Mỹ) có tên là Quan sát, Định hướng, Quyết định, Hành động (OODA) tuyên bố rằng vi mạch trong các thiết bị của Trung Quốc như tủ lạnh có thể thu thập thông tin theo dõi và gửi về Bắc Kinh.

Chú thích ảnh

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo đài RT, tuyên bố này cũng từng là cách mà các chính trị gia Mỹ đã sử dụng để chống tập đoàn Trung Quốc Huawei và họ đang sử dụng để chống mạng xã hội TikTok và nhiều thứ khác từ Trung Quốc.

Theo nhà phân tích chính trị Timur Fomenko, không có bằng chứng nào về tuyên bố trên và mục tiêu của các tuyên bố kiểu này là cố tình tạo ra nỗi sợ hãi để làm suy yếu vị thế thị trường của các sản phẩm Trung Quốc, từ đó củng cố các mục tiêu bảo hộ của Mỹ.

Bản báo cáo nói trên đã được một nhà cựu ngoại giao gửi tới các bộ trưởng Anh và báo động sau đó đang được đưa ra chủ yếu trên các phương tiện truyền thông Anh. Mặc dù hầu hết các bài báo đều nói về khả năng công dân Anh bị theo dõi nhưng các mối đe dọa được đề cập gồm cả gián điệp công nghiệp và theo dõi doanh số bán vũ khí của Mỹ.

OODA không chỉ có trụ sở tại thủ đô của Mỹ, mà hầu hết các chuyên gia và cố vấn của tổ chức này đều có xuất thân phục vụ hoặc làm việc với quân đội Mỹ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng như các cơ quan chính phủ và tình báo khác. Về phần mình, Anh là đồng minh chính của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế và chống Trung Quốc.

Tại Mỹ, ngành và thị trường lớn nhất trên thực tế là nỗi sợ hãi được vũ khí hóa. Chính phủ Mỹ có khả năng phối hợp với các phương tiện truyền thông để kích động sự hoang mang trong người dân, để họ chống lại một mục tiêu nhất định nhằm đáp ứng các mục tiêu và mục đích của chính phủ.

Với Trung Quốc, Mỹ đã có một chiều hướng mới. Đó là sử dụng nỗi sợ hãi để hạ gục đối thủ cạnh tranh thương mại của mình là Trung Quốc. Ví dụ như "Huawei đang theo dõi bạn” hoặc "TikTok đang theo dõi bạn”.

Nhưng trong trường hợp này, OODA đã đưa vấn đề lên một tầm cao mới khi lập luận rằng "tủ lạnh và thiết bị gia dụng do Trung Quốc sản xuất đang theo dõi bạn”.

Theo chuyên gia Timur Fomenko, mặc dù các phương tiện truyền thông sẽ mô tả những cáo buộc này là sự thật và phân tích nghiêm túc, nhưng những gì họ đang thực sự làm là gây sợ hãi. Mục đích thực sự đằng sau luận điệu này là thúc đẩy các mục tiêu bảo hộ của Mỹ nhằm làm mất uy tín những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ cao cấp.

Những loại cáo buộc này được sử dụng để tạo ra sự đồng thuận chính trị cho các lệnh cấm và danh sách đen, để các sản phẩm Trung Quốc (như mạng 5G) bị loại khỏi thị trường. Mỹ hành động, sau đó thúc đẩy các đồng minh làm điều tương tự.

Cuộc tấn công cụ thể vào tủ lạnh và các thiết bị khác bắt nguồn từ thông tin rằng, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, năng lực bán dẫn và ngành công nghiệp của Trung Quốc đang bắt đầu phát triển, những nỗ lực của Mỹ đã không thể kìm hãm tiến bộ về chip của Trung Quốc. Điều này đã giúp Trung Quốc nâng cao chuỗi giá trị về mặt hàng tiêu dùng phức tạp, như tủ lạnh, tivi.. và đe dọa các đối thủ cạnh tranh đã có tên tuổi.

Để phản ứng, Mỹ thường nói các thiết bị này là phương tiện cho hoạt động gián điệp.

Do đó, người ta cho rằng phía Mỹ sẽ tăng cường cấm, hạn chế hoặc áp thêm thuế đối với các sản phẩm tiêu dùng cao cấp của Trung Quốc được sản xuất bằng chất bán dẫn của Trung Quốc, để bảo vệ thị trường Mỹ.

Theo báo Tin tức


Các tin khác


Trung Quốc khẳng định thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine

Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về vấn đề Ukraine, đa phần các quốc gia ủng hộ việc giảm bớt căng thẳng, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và phản đối các hành động khiến tình hình leo thang.

Cơ hội gia nhập NATO châm ngòi rạn nứt giữa Thụy Điển và Phần Lan

Cùng nhau nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022 song dường như cơ hội được kết nạp vào liên minh quân sự này lại đang rộng mở với Phần Lan trong khi cánh cửa vẫn khép chặt với Thụy Điển.

Cựu CEO Goldman Sachs: Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga và nỗ lực trở thành trung gian hòa giải của Bắc Kinh

Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với các chính đảng trên thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác với các đảng phái và các tổ chức chính trị ở các quốc gia khác. Đây là tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới diễn ra ngày 15/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Xu hướng của năng lượng hạt nhân tại EU

Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục