d. Hành vi, vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi NSNN:

- Lập hồ sơ, chứng từ đề nghị KBNN chuyển tiền thanh toán không đúng tên hoặc tài khoản đơn vị thụ hưởng đã được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Mức Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng.

- Lập hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi NSNN không phù hợp với các điều khoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Mức phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng.

 

e. Hành vi, vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi:

 

Không làm thủ tục kiểm soát cam kết chi NSNN đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định. Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng. Khắc phục hậu quả, buộc phải làm thủ tục cam kết chi trước khi đề nghị KBNN thanh toán, chi trả NSNN.

 

f. Hành vi, vi phạm thời hạn thanh toán tạm ứng NSNN:

 

- Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định; không làm thủ tục thanh toán tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản hoặc chi sự nghiệp có tính chất đầu tư trong lần đề nghị thanh toán đầu tiên. Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng.

 

- Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng; không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản hoặc chi sự nghiệp có tính chất đầu tư khi giá trị đề nghị thanh toán đạt đến 80% giá trị hợp đồng; làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. Mức phạt tiền từ 2- 4 triệu đồng. Khắc phục hậu quả, buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng hoặc bị thu hồi khoản đã tạm ứng chi ngân sách (trường hợp không có khối lượng thanh toán).

 

Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung trên sẽ có tác dụng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chủ tài khoản và kế toán đơn vị trong việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, chế độ mà Nhà nước ban hành; đặc biệt là không để tình trạng lợi dụng, xâm tiêu kinh phí do tạm ứng kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa có biện pháp khắc phục; mặt khác thông qua nội dung xử phạt vi phạm hành chính, các đơn vị sẽ hạn chế sai sót do lập chứng từ thanh toán sai như sai tài khoản, tên đơn vị thụ hưởng, số tiền. Việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi này sẽ có tác dụng tăng cường công tác kế hoạch hóa nhiệm vụ mua sắm công, hạn chế tình trạng nợ đọng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

 

Trong Nghị định số 192/2013/ NĐ-CP, quy định nộp phạt: Các tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không được sử dụng tiền NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN để nộp phạt và khắc phục hậu quả. Đây là biện pháp mạnh gắn liền giữa trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức và cá nhân sử dụng NSNN nước hoặc có nguồn gốc từ NSNN góp phần nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp khi thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

 

(Còn nữa)

 

 

 

                                            Nguyễn Thế Dũng

                       (Trưởng phòng Kiểm soát chi, KBNN tỉnh)

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục