Gia đình ông Trần Quang Bàn, xóm Nam Thái, xã Nam Phong  (Cao Phong) phát triển kinh tế  từ chăn nuôi lợn.

Gia đình ông Trần Quang Bàn, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) phát triển kinh tế từ chăn nuôi lợn.

(HBĐT) - Kể đến các hộ làm kinh tế giỏi ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) ai cũng biết gia đình ông Trần Quang Bàn. Ngôi nhà 2 tầng mới được xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi nằm sát quốc lộ 6 là công sức của cả gia đình cần cù gây dựng.

 

Ông Bàn năm nay 52 tuổi, quê gốc ở Đan Phượng (Hà Nội). Gia đình ông chuyển lên vùng đất Nam Phong này từ năm 1990 vì đây là quê vợ ông. ông Bàn kể: “Ban đầu mới chuyển lên, gia đình khó khăn lắm phải đi ở nhờ. Đến năm 1995, gia đình mới mua khu đất này và xây dựng ngôi nhà tạm để ở”. Vì gia đình ở sát quốc lộ, đất ít, buộc ông phải tính đến hướng phát triển chăn nuôi. Trước kia, gia đình ông chỉ nuôi vài con lợn cùng với gà, ngan, vịt để tăng thêm thu nhập. Sau đó, ông mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT để phát triển chăn nuôi. Tích lũy vốn dần dần, ông đầu tư  mở rộng chuồng trại 6 ngăn để chăn nuôi quy mô bán công nghiệp. Với nghề phụ là làm đậu và nấu rượu, ông tận dụng phụ phẩm bỗng rượu và bã đậu làm thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông duy trì từ 40- 50 con lợn thịt trong chuồng để nuôi gối. Chuồng trại ở sát KDC, từ năm 2015, ông đầu tư xây dựng hầm biogas đảm bảo vệ sinh môi trường, tận dụng nguồn chất đốt, đèn thắp sáng.

 

 Hiện nay, gia đình ông chọn mua giống lợn ngoại ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong. Theo ông Bàn, giống lợn này có ưu điểm thịt nạc nhiều, ngon, khi xuất chuồng đạt từ 80 kg trở lên. Nuôi lợn không khó, nếu tuân thủ quy trình phòng - chống dịch bệnh lợn sẽ khỏe mạnh. Nuôi lợn cần chăm sóc hàng ngày, giữ chuồng sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. Thêm nữa, tận dụng được nguồn thức ăn phụ, gia đình ông đã giảm được 1/3 chi phí đầu tư mà sản phẩm lợn lại sạch, uy tín, chất lượng, đầu ra ổn định. Mỗi năm nuôi gối, gia đình ông xuất chuồng từ 6- 7 lứa lợn. Thời điểm chúng tôi đến, gia đình ông vừa xuất chuồng gần 3 tấn lợn, thu về 120 triệu đồng.

 

Hỏi về tổng thu nhập từ chăn nuôi lợn một năm, ông Bàn chỉ cười: Tôi không tính được chi ly, cụ thể nhưng từ chăn nuôi lợn, gia đình tôi đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng  và nuôi 2 con ăn học. Trừ mọi chi phí, mỗi năm, gia đình tôi để ra khoảng trên 100 triệu đồng.

 

Hiện nay, ông Bàn luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của xóm, xã, nhiều gia đình trên địa bàn đến học hỏi ông kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn và đã phát triển mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

 

 

                                                                     Linh Trang

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục